8 bệnh da liễu phổ biến

Cập nhập: Thứ sáu, 28/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có chức năng điều hòa thân nhiệt và bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Các yếu tố gây hại như chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus… có thể làm tổn thương cơ quan này, gây ra các bệnh da liễu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới 8 bệnh da liễu phổ biến: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, mời các bạn đón đọc.

 

Mụn

 

Mụn trứng cá là loại mụn phổ biến nhất.

Mụn trứng cá là loại mụn phổ biến nhất.

 

   Mụn là tình trạng các khối u có kích thước khác nhau xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, ngực, bả vai, cổ, cằm, bộ phận sinh dục,... Mụn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của nội tiết tố kết hợp các tác nhân khiến lỗ chân lông bị bịt kín.

   Trong đó mụn trứng cá là loại mụn phổ biến nhất.

   Mụn trứng cá là dạng bệnh nang lông tuyến bã, với các tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá tuổi dậy thì, hay người có cơ địa da dầu.

   Tùy vào mức độ nghiêm trọng, mụn trứng cá sẽ có các triệu chứng sau:

  • Mụn đầu trắng do lỗ chân lông tắc nghẽn
  • Mụn đầu đen do lỗ chân lông mở rộng
  • Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, mềm (sẩn)
  • Mụn nhọt (mụn mủ), là những nốt sần có mủ ở đầu
  • Các cục u lớn, rắn, gây đau dưới da (nốt sần)
  • Đau, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang)

   Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.

   Các phương pháp điều trị tại chỗ và các loại thuốc khác có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn mới.

 

Chàm

   Được biết đến là bệnh có nhiều hình thái nhất bao gồm các bệnh như: chàm khô, chàm tiếp xúc, chàm dị ứng, chàm tổ đỉa, chàm da thần kinh, chàm tiết bã,… Triệu chứng đặc trưng là khô da, ngứa da, tấy đỏ, sưng và đau. Đặc biệt là cảm giác muốn gãi, nhưng càng gãi thì bệnh lại càng nặng hơn.

  Bệnh chàm thường là bệnh da liễu mãn tính, nhưng nó không lây nhiễm. Những người bị chàm nặng có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và hen suyễn cao hơn.

   Phương pháp điều trị bao gồm các loại thuốc giảm ngứa, viêm và ngăn ngừa bùng phát.

 

Nổi mề đay

   Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng, bệnh có thể gây nổi ban ở một phần thân thể hoặc toàn thân và đặc biệt rất ngứa. Nếu không kịp thời cách ly với yếu tố gây dị ứng bệnh nhân sẽ có dấu hiệu khò khè khó thở, thậm chí là sốc phản phệ.

   Một số tác nhân gây dị ứng nổi mề đay gồm:

  • Thực phẩm
  • Côn trùng cắn
  • Thuốc
  • Lông thú cưng
  • Phấn hoa, bụi nhà,….

   Nổi mề đay thường là tạm thời, nhưng một số người lại bị phát triển thành nổi mề đay mãn tính. Chuyên gia y tế thường khuyên dùng thuốc kháng histamin để ngăn chặn hoặc giảm phản ứng dị ứng của cơ thể và giảm ngứa.

  Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc mãn tính, bác sĩ thường tạm thời kê toa corticosteroid để giải quyết triệu chứng viêm và giảm đau.

 

Nấm

 

Nấm da khiến bệnh nhân rất ngứa vùng nấm.

Nấm da khiến bệnh nhân rất ngứa vùng nấm.

 

   Nhóm bệnh về nấm thường được biết đến qua 2 hình thái là nấm da và nấm móng, đối với nấm da thường được biết đến thông qua các bệnh như nấm da đầu, hắc lào, lang ben…, nấm móng thì do các loại nấm sợi tơ hoặc hạt men gây ra. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, xuất hiện vảy da gây bong tróc và rất ngứa.

   Các triệu chứng:

  • Ngứa và nhức nhối
  • Nổi vẩy, mẩn đỏ
  • Nứt nẻ.
  • Tróc da
  • Giộp da, viêm mô.

   Bệnh nấm thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm.

 

Zona thần kinh

  Bệnh zona thần kinh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu. Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt, chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi: hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần bị chấn động, hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona.

  Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona bao gồm da nhạy cảm, ngứa, ngứa ran hoặc đau. Vài ngày sau, trên da xuất hiện các phát ban mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng.

  Bệnh zona không truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella-zoster (nguyên nhân gây bệnh) và có thể mắc zona.

  Các chuyên gia y tế thường kê đơn thuốc kháng vi-rút để điều trị bệnh zona.

 

Mụn cóc

  Mụn cơm (mụn cóc) là những khối u nhỏ trên da, do virus u nhú ở người ( HPV) gây ra.

 

Mụn cóc là một khối u xấu xí, sần sùi trên da.

Mụn cóc là một khối u xấu xí, sần sùi trên da.

 

  Mụn cóc là một khối u xấu xí, sần sùi, nhiều khi mụn nổi giống như một bông súp lơ ở nhiều vị trí khác nhau. Mụn có màu trắng, to nhỏ khác nhau nhưng thường có kích thước tương đương với hột cơm (vì vậy còn được gọi với cái tên mụn cơm).

  Mụn cóc thường xuất hiện ở tay, móng tay và có thể xuất hiện ở lòng bàn chân. Với mụn cóc ở lòng bàn chân, khi bạn đi lại sẽ gây vỡ và đau.

  Có khoảng 70% trường hợp triệu chứng sẽ tự mất sau 2 năm mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn tái phát hay mụn nổi nhiều, dày đặc ở các vị trí khác nhau thì cần phải gặp bác sĩ để được điều trị tận gốc.

 

Viêm da

   Nhóm bệnh viêm da là nhóm bệnh phổ biến nhất hiện nay, trong đó có nhiều hình thái khác nhau bao gồm viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,… Phần lớn các bệnh viêm da đều có biểu hiện bóng nước, rỉ dịch, bề mặt hình thành một lớp mài và tróc ra. Đặc biệt người bị viêm da thường ngứa ngáy liên tục và dữ dội, đặc biệt khi bị va chạm hoặc cọ xát.

   Triệu chứng thường gặp:

  • Vùng da đỏ
  • Nổi mẩn ngứa
  • Mảng có vảy
  • Tróc vảy như gàu
  • Phát ban đỏ.

   Với những bệnh viêm da này, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị đúng nhất.

 

Herpes môi

 

Herpes môi gây mụn rộp, đau ngứa vùng môi.

Herpes môi gây mụn rộp, đau ngứa vùng môi.

 

   Herpes môi là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, làm vùng miệng, môi bị ngứa, đau rát, xuất hiện mụn rộp.

   Tác nhân gây bệnh Herpes môi là virus có tên là Herpes simplex - chủng virus thường gây tình trạng mụn rộp ở người. Trong đó, Herpes virus chủng 1 (HSV-1) gây ra khoảng 80% trường hợp bị mụn rộp ở môi.

   Người bị nhiễm virus Herpes môi được điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng virus nhưng thuốc này không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

   Trên đây là 8 bệnh da liễu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị. Khi có những dấu hiệu của những bệnh này, bạn nên đến gặp các chuyên gia y tế để có phương án điều trị tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Đừng nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thức ăn

Dị ứng thực phẩm là tình trạng được bắt gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và 3% trẻ em. Nó có một số triệu chứng tiêu hóa khá tương đồng với không dung nạp thức ăn, chúng ta cùng tìm hiểu về điểm khác biệt giữa hai vấn đề này nhé!

Tác dụng của đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu nổi tiếng trong Y học cổ truyền. Trước đây, nó là một loại thuốc quý hiếm chỉ dành cho bậc vua chúa. Còn hiện tại, đông trùng hạ thảo đã được sản xuất thương mại với số lượng lớn.

Lang ben là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben gây ra những mảng da sáng màu ở vùng lưng, ngực, cổ, mặt,... làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Vậy lang ben là gì? Cách điều trị ra sao?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà