Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Cập nhập: Thứ tư, 10/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Sau khi “vật lộn” với cái nắng gay gắt mùa hè có thể lên đến 40oC, mọi người đều muốn được “làm mát” ngay bằng cách ở trong phòng điều hòa. Tuy nhiên, đây lại là hành động có thể cướp đi tính mạng con người bất kỳ lúc nào do làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Trường hợp người đàn ông 49 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị đột quỵ vì ngồi điều hòa sau khi đi ngoài nắng về đầu tháng 5 vừa qua dấy lên cảnh báo cho tất cả chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

 

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

 

Đi nắng về ngồi điều hòa, người đàn ông 49 tuổi bị đột quỵ

   Gần đây, hàng loạt các báo lớn đều đưa tin về trường hợp của ông N.T.L. (49 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) bị đột quỵ vì một sai lầm mà rất nhiều người đang phạm phải, đó là ngồi điều hòa ngay sau khi đi ngoài trời nắng về.

   Cụ thể, ông L. được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu vì đột quỵ cấp với các biểu hiện tê yếu nửa người trái, sức cơ yếu, nói ấm ớ. Kết quả chụp MRI cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương não, nếu để kéo dài thì tình trạng sẽ nặng hơn và đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch làm tan cục máu đông, phòng ngừa yếu liệt, tắc mạch máu não nặng hơn.

     Qua khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ được biết, bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường và mỡ máu cao, vốn đều là các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não, đột quỵ. Hàng ngày, bệnh nhân sẽ đi lấy hàng cho vợ vào buổi trưa. Khi về nhà, ông thường đi lại vài vòng và bật quạt nhẹ. Tuy nhiên, vào hôm xảy ra sự việc, vì về nhà lúc 1h trưa, trời rất nóng nên ông đã đồng thời bật quạt số lớn và điều hòa cho dễ chịu.

     Hậu quả là, chỉ sau vài phút, ông đã xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ như thấy đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt, miệng bị tê và méo lệch sang 1 bên, nửa người bên trái tê yếu nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Rất may, sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhân đã có những chuyển biến tốt và hồi phục được 90%.

 

Đi nắng về ngồi điều hòa, người đàn ông 49 tuổi ở TPHCM bị đột quỵ

Đi nắng về ngồi điều hòa, người đàn ông 49 tuổi ở TPHCM bị đột quỵ

 

Vì sao dễ bị đột quỵ nếu ngồi điều hòa ngay sau khi đi ngoài nắng về?

    Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao sẽ làm thân nhiệt tăng lên, cơ thể bị mất nước do tiết mồ hôi nhiều. Việc bị mất nước khiến máu bị cô đặc hơn, lưu thông kém và tăng huyết áp.

    Khi đang đi ngoài trời nắng về mà bật điều hòa ở nhiệt độ thấp đột ngột sẽ làm co và tăng trương lực mạch máu, khiến huyết áp tăng vọt, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và vỡ mạch, từ đó dẫn đến đột quỵ. Ngược lại, nếu đang ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ mát, lạnh mà ra ngoài trời nắng nóng gay gắt, con người cũng có thể bị đột quỵ.

   Tình trạng mới chơi thể thao hoặc đi nắng về mà đi tắm ngay bằng nước lạnh, uống bia lạnh để giải khát vào ngày trời nắng gắt cũng có thể gây đột quỵ theo cơ chế tương tự.

    Nguy cơ đột quỵ do đang ở ngoài trời nắng mà vào phòng điều hòa hoặc tắm nước lạnh tăng lên ở những người có các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, có tiền sử đột quỵ…

    Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể bị đột quỵ. Đó là trường hợp bé gái 8 tuổi bị đột quỵ ở Phú Thọ, trong những ngày nắng nóng gay gắt đầu tháng 5 vừa qua, sau khi tắm xong thì bé có biểu hiện không thể tự mặc quần áo và xuất hiện co giật. Bé được chẩn đoán nhồi máu não nhân bèo trái không rõ nguyên nhân - liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải. Vì vậy, không chỉ người cao tuổi có các bệnh lý nền mà tất cả chúng ta, kể cả trẻ em cũng cần phải đề phòng trước nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

 

Ngày nắng nóng, cần đồng thời cảnh giác với đột quỵ và sốc nhiệt

   Trong những ngày thời tiết oi bức, nắng nóng, có hai tình trạng mà triệu chứng tương tự nhau đó là đột quỵ và sốc nhiệt khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

    Khi bị sốc nhiệt, người bệnh cũng có những biểu hiện gần giống với đột quỵ như tê yếu, mặt đỏ, môi, da khô, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, hoa mắt, khó thở, thở gấp, trụy mạch, sốt cao, hôn mê… Vì biểu hiện của hai tình trạng này tương đối giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn và chậm trễ trong cấp cứu.

 

Con người cũng dễ bị sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

Con người cũng dễ bị sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

 

    Các đối tượng thường bị sốc nhiệt và đột quỵ do thời tiết nắng nóng bao gồm: Trẻ em, người từ 65 tuổi trở lên; người có bệnh nền hay bệnh mạn tính; người sống trong khu vực đô thị ít cây cối và bóng râm; người thường xuyên làm việc, hoạt động dưới trời nắng, nhất là vào giữa trưa; người uống không đủ nước; người có thói quen uống rượu bia hoặc hút thuốc quá nhiều... cũng có nguy cơ. Vì vậy, chúng ta, đặc biệt là những đối tượng trên cần đặc biệt chú ý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đột quỵ sau đây.

 

Cách phòng ngừa đột quỵ trong những ngày nắng nóng

   Để giảm nguy cơ đột quỵ trong những ngày nắng nóng, bạn cần lưu ý:

  • Nếu nhiệt độ môi trường trên 32oC thì bạn cần hạn chế tối đa việc ra ngoài trời để phòng ngừa sốc nhiệt và đột quỵ.
  • Khi dùng máy điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27 độ C, đồng thời mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, không được để cơ thể cảm thấy khát để tránh mất nước, điện giải do toát mồ hôi. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày. Đặc biệt, lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước, mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể.
  • Không ra ngoài tập thể dục trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 6h chiều. Trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.
  • Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài, khi trở về cần đảm bảo không vào phòng máy lạnh ngay lập tức, không đi tắm ngay sau đó mà cần để cơ thể thích nghi từ từ.
  • Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, sáng màu vì màu sáng sẽ hạn chế hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời.
  • Nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che chắn đầu bằng đội mũ, mặc áo chống nắng mà chất liệu vải có khả năng giảm hấp thu nhiệt.
  • Tránh uống bia lạnh, rượu hay các nước giải khát nhiều đá giữa trời nắng nóng hoặc khi mới ở ngoài trời nắng về.

 

 Đảm bảo uống đủ nước vào những ngày nắng nóng

Đảm bảo uống đủ nước vào những ngày nắng nóng

 

    Như vậy, trong những ngày nắng nóng, chúng ta cần áp dụng các biện pháp trên để giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa

Thế nào là đột quỵ? Các triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa đột quỵ là gì?

Thận trọng: Bạn có thể bị đột quỵ nếu mất ngủ triền miên

Tại sao mất ngủ triền miên lại làm tăng nguy cơ đột quỵ? Mời các bạn cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà