Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao? Đâu là giải pháp hiệu quả?

Cập nhập: Thứ ba, 19/07/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu đang gặp tình trạng bị đau, buốt, khó chịu khi đi tiểu thì bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Bởi nó không chỉ giúp bạn biết được đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao mà còn giúp bạn có giải pháp hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao?

Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao?

 

Giải thích hiện tượng đau buốt khi đi tiểu

   Trước khi tìm hiểu xem đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao, bạn nên tìm hiểu thêm về sinh lý bệnh của hiện tượng này.

   Tình trạng đau, buốt khi đi tiểu là hậu quả của việc đường tiết niệu bị viêm hoặc bị đè ép. Khi đường tiết niệu bị viêm thì sẽ gây cảm giác nóng, rát, buốt và đau khi đi tiểu. Còn khi có các tác động gây kích ứng vào vùng cổ bàng quang thì sẽ gây co thắt bàng quang, từ đó gây đau đồng thời khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần.

   Vì vậy, những yếu tố nào gây viêm và đè ép vào đường tiết niệu thì là chính là đáp án cho câu hỏi “đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao?”. Những nguyên nhân thường gặp nhất sẽ được trình bày cụ thể ngay sau đây. 

 

Tiểu buốt xuất hiện khi đường tiết niệu bị viêm và đè ép

Tiểu buốt xuất hiện khi đường tiết niệu bị viêm và đè ép

 

Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao?

   Tình trạng đau, buốt khi đi tiểu có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:

Đau buốt khi đi tiểu do thói quen ăn uống, sinh hoạt

   Trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ có nhiều thói quen dễ khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm, từ đó dẫn đến tình trạng đau buốt khi đi tiểu, cụ thể:

- Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ: Điều này khiến vi khuẩn, các loại tạp khuẩn xâm nhập vào vùng niệu đạo, từ đó gây viêm, tăng nguy cơ bị tiểu buốt.

- Uống quá ít nước mỗi ngày: Khi uống ít nước thì lượng nước tiểu được hình thành mỗi ngày cũng ít đi. Điều đó làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn trong đường tiết niệu, dễ gây tiểu buốt.

- Thường xuyên nhịn tiểu và không đi vệ sinh trước khi đi ngủ: Điều này sẽ khiến nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang và bị cô đặc, từ đó khiến bàng quang và niệu đạo dễ bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng tiểu buốt.

- Ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia: Đồ ăn cay nóng và rượu bia có thể khiến tình trạng viêm sưng ở niệu đạo và đường tiết niệu trở nên nặng hơn đồng thời kích thích bàng quang, khiến tình trạng tiểu buốt ngày càng nặng nề.

- Sử dụng băng vệ sinh sai cách ở phụ nữ: Nếu sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài mà không thay, chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng da, dùng băng vệ sinh hết hạn,... bạn có thể bị viêm đường tiết niệu với biểu hiện đặc trưng là tiểu buốt.

 

Ăn đồ cay nóng là nặng thêm tình trạng đau buốt khi đi tiểu

Ăn đồ cay nóng là nặng thêm tình trạng đau buốt khi đi tiểu

 

Đau buốt khi đi tiểu do viêm bàng quang, niệu đạo

   Đây là nguyên nhân rất thường gặp gây tình trạng đau buốt khi đi tiểu. Ngoài gây đau buốt khi đi tiểu, bệnh còn gây ra các triệu chứng như: nước tiểu có mùi khai nồng và đục, cảm giác ngày càng tăng nặng có thể lẫn máu tươi trong nước tiểu.

Đau buốt khi đi tiểu do viêm thận, viêm bể thận

   Đây là tình trạng viêm nhiễm ngược dòng từ bàng quang dẫn tới viêm thận, viêm bể thận kích thích lên bàng quang gây tiểu buốt, tiểu nhiều lần, sốt và rất nguy hiểm nếu viêm thận cấp không được cấp cứu kịp thời.

Đau buốt khi đi tiểu do sỏi đường tiết niệu

   Các bệnh lý sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo thường gây ra chứng tiểu buốt khi kích thước sỏi lớn và có nhiễm khuẩn kèm theo chứng tiểu rắt, tiểu ra mủ, nước tiểu có lẫn máu, đau buốt khi đi tiểu, cơ thể sốt, hạ huyết áp.

 

Sỏi tiết niệu gây đau buốt, khi đi tiểu

Sỏi tiết niệu gây đau buốt, khi đi tiểu

 

Đau buốt khi đi tiểu do viêm âm đạo ở nữ giới

   Tiểu buốt ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm âm đạo do nấm. Căn bệnh này gây ngứa bên trong và bên ngoài âm đạo, xuất hiện khí hư có dạng giống bã đậu, niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét, tiểu buốt.

Đau buốt khi đi tiểu do bệnh lậu

  Những người bị mắc bệnh lậu thường có triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, chảy mủ tại cơ quan sinh dục, thấy xuất hiện dịch mủ trắng đục trong nước tiểu do vi khuẩn lậu xâm nhập gây tổn thương niệu đạo. Nguyên nhân gây bệnh lậu chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn.

Đau buốt khi đi tiểu do viêm tuyến tiền liệt

   Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ở dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo và chỉ có ở nam giới. Bệnh được chia làm 3 loại, tùy vào tình trạng và nguyên nhân như: viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng như: đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt và đau râm ran ở vùng bụng dưới.

Đau buốt khi đi tiểu do phì đại tuyến tiền liệt

  Nếu bạn là nam giới ngoài 45 tuổi thì nguyên nhân bị đau buốt khi đi tiểu có khả năng rất cao là do phì đại tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang, từ đó gây các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt…

 

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp gây đau buốt khi đi tiểu ở nam giới ngoài 45 tuổi

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp gây đau buốt khi đi tiểu ở nam giới ngoài 45 tuổi

 

Bị đau buốt khi đi tiểu phải làm sao?

   Sau khi giúp các bạn biết được đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp để bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này. Để làm được điều đó, bạn cần kết hợp các biện pháp sau đây:

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

- Hạn chế tối đa đồ ăn cay, nóng, rượu bia và các chất kích thích.

- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ.

- Uống đủ nước (khoảng 8 - 10 ly nước/ngày).

- Không nhịn tiểu và tốt nhất là bạn nên tạo thói quen đi tiểu vào những khung giờ cố định trong ngày.

 

Uống đủ nước mỗi ngày để giảm tình trạng tiểu buốt

Uống đủ nước mỗi ngày để giảm tình trạng tiểu buốt

 

Điều trị hiệu quả các bệnh lý nguyên nhân gây đau buốt khi đi tiểu

   Trước hết, bạn nên đi khám sớm để biết chính xác tình trạng đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao. Bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng viêm đường tiết niệu và tìm ra một số nguyên nhân khác, được xét nghiệm máu nếu cần thiết, siêu âm để phát hiện sỏi hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Với từng bệnh lý nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định thích hợp.

Với nguyên nhân tiểu buốt do viêm, nhiễm trùng đường tiểu

   Khi bị viêm, nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh sẽ được kê thuốc chống viêm, kháng sinh và thuốc uống sát trùng đường niệu tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Một số loại kháng sinh thường dùng đó là: Trimethoprim, Fosfomycin, nhóm thuốc beta-lactam…

Với nguyên nhân tiểu buốt do bệnh lậu

   Khi bị bệnh lậu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị với thuốc kháng sinh của bác sĩ. Các thuốc thường được dùng đó là: Ceftriaxone, Spectinomycin, cefotaxime, ciprofloxacin, cefixim, doxycyclin.

Với nguyên nhân tiểu buốt do sỏi tiết niệu, sỏi thận:

   Tùy vào kích thước sỏi và vị trí sỏi trên đường tiểu mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được uống thuốc tán sỏi, thường là các loại thuốc từ thảo dược. Nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được mổ lấy sỏi nếu cần thiết.

Với nguyên nhân do các vấn đề của tuyến tiền liệt

  Nếu bạn là nam giới và đang ở độ tuổi ngoài 45, nguyên nhân  hàng đầu gây đau buốt khi đi tiểu là do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, đặc biệt là bệnh viêm tiền liệt tuyến và phì đại tiền liệt tuyến.

   Với tình trạng đau, buốt khi đi tiểu do viêm tuyến tiền liệt, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê các thuốc như thuốc kháng sinh (Trimethoprim, Clarithromycin và Levofloxacin,...), thuốc có tác dụng làm giãn các cơ trong tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng cường dẫn lưu đường tiểu và các thuốc giảm đau, chống viêm.

   Còn với nguyên nhân do phì đại tuyến tiền liệt, nhiệm vụ hàng đầu đó là làm co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt. Ngoài ra, người bệnh cần có biện pháp giúp kháng viêm, giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Để làm được điều đó, sử dụng BoniMen của Canada là một trong những giải pháp tối ưu dành cho bạn.

 

Sản phẩm BoniMen của Canada

Sản phẩm BoniMen của Canada

 

Thông tin về sản phẩm BoniMen dành cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt

   Ở nam giới ngoài 45 tuổi, cơ thể tăng tiết enzyme 5-alpha reductase, enzyme này xúc tác cho phản ứng chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT). DHT sẽ kích thích tế bào tuyến tiền liệt phát triển và phân chia và tăng sinh. Tuyến tiền liệt to lên sẽ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, từ đó gây tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt.

   BoniMen có chứa chiết xuất quả cọ lùn, Pygeum Africanum bark, hạt bí đỏ. Các thành phần này giúp ức chế enzyme 5-alpha reductase, từ đó làm co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, giảm tình trạng tuyến này chèn ép và kích thích bàng quang, niệu đạo.

   Sản phẩm còn được bổ sung thêm các thảo dược có tác dụng chống viêm trên đường tiết niệu như bồ công anh, rễ cây tầm ma, những thảo dược có tác dụng lợi tiểu, ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo như uva usi, cranberry, buchu, đồng thời bổ sung các nguyên tố vi lượng  như vitamin E, vitamin B6, Zn, Cu, Se. Các thành phần này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.

 

Các thành phần tạo nên công dụng toàn diện của BoniMen

Các thành phần tạo nên công dụng toàn diện của BoniMen

 

   Với liều 4 - 6 viên/ngày chia làm 2 lần, BoniMen sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… sau 2-4 tuần sử dụng. Và sau 3 tháng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm rõ rệt. Vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên BoniMen rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.

   Như vậy, đáp án cho câu hỏi đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết trên. Với mỗi một nguyên nhân, bạn sẽ cần có một giải pháp khác nhau. Như với tình trạng tiểu buốt do phì đại tuyến tiền liệt thì BoniMen chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

5 hậu quả của suy giãn tĩnh mạch chân và giải pháp phòng ngừa hiệu quả?

Những hậu quả của giãn tĩnh mạch chân là gì? Cách phòng ngừa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé !

Hà Nội: Kích thước tiền liệt tuyến phì đại của tôi đã về bình thường

Bác Triệu Phi Phượng - ở số 20 ngõ 139, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

Rượu và sức khỏe tim mạch: Những nguy cơ không ngờ cho dân nhậu!

Càng uống nhiều rượu, càng gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Vậy cụ thể, rượu và sức khỏe tim mạch có những nguy cơ nào? Mời các bạn tìm hiểu thông tin chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

Tác hại của rượu bia đối với hệ thần kinh có thể bạn chưa biết!

Để hiểu rõ hơn về những tác hại của rượu bia đối với hệ thần kinh và biết cách hạn chế tối đa những tác hại đó, mời các bạn đọc bài viết ngay dưới đây!

Giải pháp nào giúp bỏ thuốc lá dễ dàng và hiệu quả nhất hiện nay?

  Vậy tại sao dù biết thuốc lá có hại nhưng vẫn có rất nhiều người tìm đến chúng? Giải pháp nào giúp bỏ thuốc lá dễ dàng và hiệu quả hiện nay? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniMen 30V

BoniMen 30V

Loại: Giá: Số lượng:
BoniMen 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi