Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Cập nhập: Thứ ba, 06/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Các bệnh tim mạch luôn có tỷ lệ mắc cao nhất và đứng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong cho con người. Không những vậy, chúng còn được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì tiến triển một cách âm thầm.

   Chúng thậm chí có thể tước đi sinh mạng của người bệnh nhanh chóng, ví dụ như đột quỵ. Do đó, nhận biết dấu hiệu bệnh tim mạch từ sớm là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu này và các bệnh tim mạch thường gặp nhất trong bài viết dưới đây nhé!

 

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

 

Dấu hiệu bệnh tim mạch không thể bỏ qua

    Bệnh tim mạch là cụm từ được dùng để chỉ chung các rối loạn của tim và mạch máu. Đây là một trong những hệ thống phức tạp và dễ xảy ra nhiều vấn đề nhất trong cơ thể.

   Các dấu hiệu bệnh tim mạch thường khó nhận biết và dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu. Khi tổn thương đến 1 mức nhất định, người bệnh mới có thể nhận biết được rõ hơn. Một số triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch có thể kể đến như:

Đau ngực

   Đau ngực là một biểu hiện điển hình nhất của các bệnh tim mạch. Các cơn đau thường xuất hiện bên phần ngực trái, nhất là ở vị trí của tim. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ bị đau tức ngực, đau cách quãng, không đều. Đau có thể đi kèm đánh trống ngực, nhất là khi người bệnh hoạt động thể lực.

   Nặng hơn, người bệnh có thể bị đau thắt ngực, lan lên cả cằm, vai hay sau lưng. Đau có tính chất chu kỳ, tăng lên khi người bệnh stress, căng thẳng, gắng sức. Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài 5 - 10 phút.

 

Đau thắt ngực là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh tim mạch

Đau thắt ngực là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh tim mạch

 

Khó thở, hụt hơi

   Các bệnh tim mạch cũng có thể khiến người bệnh hít thở khó khăn hơn. Khó thở tăng lên khi người bệnh hoạt động thể lực, kèm theo cảm giác hụt hơi. Do đó, người bệnh thường phải ngừng lại để thở. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.

Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều

   Nhịp tim của người bình thường dao động trong khoảng từ 60 - 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim có thể tăng lên khi hoạt động thể lực, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp,... Tuy nhiên, nhịp tim sẽ giảm đi khi chúng ta nghỉ ngơi, về trạng thái bình thường.

   Trong các bệnh tim mạch, người bệnh thường sẽ có tình trạng tăng nhịp tim ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường vô tình phát hiện ra nhịp tim tăng lên khi đo huyết áp. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận tim đập loạn nhịp, nhanh, mạnh hơn bình thường trong vài phút, sau đó trở lại bình thường. Đây được gọi là tình trạng đánh trống ngực.

Hoa mắt, chóng mặt

   Hoa mắt, chóng mặt thường được gắn với các bệnh lý về thần kinh, hoặc do bị hạ đường huyết,... Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu của các bệnh tim mạch. Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu xảy ra khi bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu não thoáng qua, hay đột quỵ,...

Rối loạn giấc ngủ

   Các bệnh tim mạch có thể khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh giảm sút. Người bệnh có thể cảm thấy khó ngủ, ngủ không được ngon và dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn vào buổi sáng ngày hôm sau.

 

Bệnh tim mạch có thể khiến người bệnh mất ngủ

Bệnh tim mạch có thể khiến người bệnh mất ngủ

 

Một số bệnh tim mạch thường gặp nhất hiện nay

   Các bệnh tim mạch thường gặp nhất hiện nay có thể kể đến như:

Xơ vữa động mạch

   Xơ vữa động mạch xảy ra khi các mảng bám bất thường xuất hiện trong lòng động mạch. Các mảng bám này chủ yếu là cholesterol, cùng với một số thành phần khác. Xơ vữa động mạch sẽ khiến dòng máu khó lưu thông, giảm lượng oxy đến tim, não, thận, các chi,...

   Theo thống kê, có khoảng 17% người dưới 20 tuổi mắc phải căn bệnh này. Khoảng 37% số người từ 20 - 29 tuổi, 60% số người từ 30 - 39 tuổi, 71%  số người từ 40 - 49 tuổi và 85% số người từ 50 tuổi trở lên mắc bệnh.

Thiếu máu cơ tim cục bộ

   Tình trạng này xảy ra khi lượng máu đến tim giảm, nguyên nhân chính là do xơ vữa mạch vành. Khi không nhận đủ lượng oxy cần thiết, các tế bào tim có thể bị chết dần. Điều này làm giảm khả năng co bóp, bơm máu của tim, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu não

   Thiếu máu não xảy ra khi lượng máu đến não giảm đi. Trong đó, phần lớn các trường hợp là do xơ vữa động mạch cảnh, một số khác là do thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống,... Thiếu máu não làm giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ, khó tập trung,...

 

Thiếu máu não là căn bệnh tim mạch thường gặp

Thiếu máu não là căn bệnh tim mạch thường gặp

 

Hở van tim

   Hở van tim xảy ra khi các van 2 lá, van 3 lá trong tim không đóng được kín hoàn toàn. Điều này sẽ gây ra tình trạng rối loạn huyết động, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim hoặc tạo ra những cục máu đông. Mức độ hở van càng lớn thì tim sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều.

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ

   Đây là hai tình trạng đặc biệt nguy hiểm, có thể lấy đi sinh mạng của người bệnh một cách nhanh chóng, nếu không được cấp cứu kịp thời. Hiện nay, nhồi máu cơ tim và đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Có những người chỉ mới ngoài 20 tuổi đã bị mắc phải hai bệnh này. Một điều đáng nói là dù được cấp cứu thành công, nhưng chúng vẫn có thể để lại di chứng.

Suy tim

   Suy tim chính là hệ quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. Chức năng của tim bị giảm đi và không thể phục hồi trở lại. Người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng lao động, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Suy tim còn khiến tuổi thọ của người bệnh bị rút ngắn đáng kể. Theo ước tính, có đến một nửa số bệnh nhân suy tim sẽ tử vong sau 5 năm được chẩn đoán.

 

Suy tim là bệnh tim mạch nguy hiểm

Suy tim là bệnh tim mạch nguy hiểm

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về các bệnh tim mạch. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điểm danh những dấu hiệu thiếu máu bạn không được bỏ qua

Thiếu máu dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu để có phương pháp điều trị kịp thời.

Tiểu đường nên ăn như thế nào? Hãy thử phương pháp đĩa thức ăn

Phương pháp đĩa thức ăn giúp người bị tiểu đường đơn giản hóa khâu chuẩn bị bữa ăn, không mất thời gian đắn đo nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ.

Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì?

 Đau dây thần kinh tọa là bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở thắt lưng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì nhé!

Trứng gà bao nhiêu calo? Ăn trứng gà nhiều có tốt không?

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mỗi quả trứng 50g chứa 72 calo và nhiều vitamin, khoáng chất,... nhưng ăn nhiều có thể không tốt cho sức khỏe...

Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tình trạng thiếu máu, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà