Gối chống giãn tĩnh mạch chân- 5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng

Cập nhập: Thứ tư, 17/03/2021

Mục lục [Ẩn]

 

   Kê cao chân khi ngủ là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh suy giãn tĩnh mạch cảm thấy thoải mái hơn. Khi đó, gối chống giãn tĩnh mạch là dụng cụ hỗ trợ cần thiết. Trước khi dùng các loại gối đó, bạn nên tham khảo bài viết sau đây của Thảo Dược Bốn Phương để có cho mình lựa chọn và cách thực hiện chính xác nhất.

 

Gối chống giãn tĩnh mạch - Những điều cần biết

Gối chống giãn tĩnh mạch - Những điều cần biết

 

Sau đây là 5 điều bạn cần biết trước khi sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch.

 

Kê cao chân với gối chống giãn tĩnh mạch có tác dụng gì?

   Giãn tĩnh mạch là bệnh mà thành tĩnh mạch bị suy yếu và giãn rộng khiến máu trong lòng mạch kém lưu thông về tim. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch ở chân (chi dưới) là thường gặp nhất.

Gối chống giãn tĩnh mạch là một loại gối có thiết kế đặc biệt giúp người dùng kê cao chân khi ngồi, khi nằm. Kê cao chân bằng loại gối này mang lại những tác dụng sau:

Giúp cải thiện lưu thông máu

   Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu nghèo oxy về tim nhờ lực hút của tim, áp lực của thành tĩnh mạch và hoạt động của các van tĩnh mạch.

   Khi đứng hoặc ngồi, máu trong tĩnh mạch phải hoạt động chống lại trọng lực (lực hút của trái đất) để có thể di chuyển lên tim. Khi nâng cao chân, trọng lực lại giúp máu trở về tim dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là máu trong tĩnh mạch chân lưu thông một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Giảm áp lực lên chân và tĩnh mạch

   Trong ngày, khi đứng, ngồi, đi lại, chân là bộ phận chịu áp lực lớn từ trên xuống. Cùng với đó, áp lực lên tĩnh mạch cũng gia tăng, khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên  trầm trọng hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy, khi đứng lâu ngồi nhiều, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau, nặng, mỏi, tê buồn, khó chịu ở chân.

Kê cao chân sẽ giúp giảm áp lực lên chân, lên các tĩnh mạch, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, giảm thiểu những triệu chứng đau, nhức, nặng, mỏi… của bệnh.

Giảm tình trạng sưng phù chân

   Máu bị ứ lại, thành mạch bị suy yếu sẽ khiến người bệnh dễ bị phù chân, đặc biệt là vào buổi chiều sau một ngày đứng lâu ngồi nhiều.

   Khi kê cao chân, máu được lưu thông tốt hơn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sưng phù chân cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Như vậy, với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, kê cao chân bằng gối chống giãn tĩnh mạch sẽ mang đến nhiều tác dụng: Làm giảm nhẹ triệu chứng và góp phần giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

 

Những sai lầm khi dùng gối chống giãn tĩnh mạch

Không phải chỉ cần kê cao chân lên là được mà bạn cần quan tâm đến cách kê và độ cao của gối. Sau đây là những sai lầm mà nhiều người mắc phải:

- Không kê cao phần gót chân: Nếu người bệnh chỉ nâng cao phần đầu gối và đùi nhưng không nâng cao phần bắp và bàn chân (hình ảnh) sẽ khiến dòng máu từ cổ chân đến đầu gối vẫn phải chống lại tác động của trọng lực, hiệu quả sẽ không cao hoặc không có tác dụng. Ngoài ra, phần sau gối bị tì đè sẽ phần nào đó ngăn cản sự lưu thông máu trong tĩnh mạch.

 

Không kê cao phần gót chân là sai lầm khi dùng gối chống giãn tĩnh mạch

Không kê cao phần gót chân là sai lầm khi dùng gối chống giãn tĩnh mạch

 

- Dùng gối có độ cao không phù hợp: Gối quá cao sẽ tạo cảm giác không thoải mái. Gối quá thấp, chân không kê cao hơn tim thì không có tác dụng. Chiều cao của gối chống giãn tĩnh mạch nên trong khoảng 25-28cm so với mặt phẳng nằm.

- Gác chân thẳng và có độ căng: Chân gác quá thẳng và căng sẽ gây hiện tượng mỏi, thậm chí là dẫn đến căng cơ, chuột rút. Bạn nên gác chân ở tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất.

Dùng gối chống giãn tĩnh mạch tốt nhưng nếu mắc những sai lầm kể trên, bạn có thể sẽ không thu được hiệu quả, thậm chí là bị phản tác dụng.

 

Bạn có thể tự làm gối chống giãn tĩnh mạch

   Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại gối chống giãn tĩnh mạch được thiết kế với chiều cao và độ uốn lượn phù hợp, tạo cảm giác thoải mái và mang lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải mua loại gối đó về dùng bởi bạn có thể tự làm gối chống giãn tĩnh mạch bằng những chiếc gối thông thường.

Bạn có thể kê 2-3 gối với nhau sao cho khi kê, chân có cảm giác thoải mái đồng thời chân bàn và bắp chân cao hơn so với tim của bạn.

Vẫn cần lưu ý rằng, nếu có điều kiện hơn, bạn nên mua cho mình một chiếc gối chống giãn tĩnh mạch chuyên dụng.

 

Bạn có thể tự làm gối chống giãn tĩnh mạch

Bạn có thể tự làm gối chống giãn tĩnh mạch

 

Những lưu ý khác trong sinh hoạt giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài dùng gối chống giãn tĩnh mạch để kê cao chân, bạn nên thực hiện thêm các phương pháp sau:

  • Tập bài đạp xe đạp trên không: Khi nằm, bạn giơ cao hai chân và đạp vào không khí một cách nhịp nhàng giống động tác đang đạp xe đạp. Bài tập này cũng giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn.
  • Ngồi đúng tư thế: Chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì điều đó sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi. Khi ngồi lâu ở một tư thế, người bệnh nên đứng dậy, đi lại khoảng 5-10 phút.
  • Mang giày đế mềm, gót thấp: Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.
  • Năng vận động, nếu công việc phải đi lại nhiều hoặc đứng lâu, nếu thấy mỏi chân thì người bệnh nên ngồi nghỉ cho đến khi chân thấy thoải mái.
  • Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng, ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …
  • Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.

 

Điều quan trọng là co nhỏ và tăng độ bền thành tĩnh mạch

   Sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch sẽ giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên chân. Thế nhưng, như vậy là chưa đủ. Với tĩnh mạch bị suy giãn, nhiệm vụ quan trọng cần làm đó là làm co nhỏ, tăng độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch. Để làm được điều đó, bổ sung các hợp chất từ thảo dược đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả và an toàn. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến hợp chất Aescin trong hạt dẻ ngựa. Aescin đã được chứng minh có tác dụng giúp:
- Trợ tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp, tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch.
- Giảm triệu chứng sưng phù chân hiệu quả nhờ tác dụng giúp giảm tính thấm của mao mạch, cải thiện độ bền tĩnh mạch.

   Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả này của aescin, điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân. Kết quả cho thấy, sau khi người bệnh suy giãn tĩnh mạch sử dụng 75mg Aescin (cao hạt dẻ ngựa) dạng uống, tất cả các triệu chứng được cải thiện sau tuần đầu tiên. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đều đã giảm đáng kể sau 4-10 tuần thử nghiệm.

Hiện nay, tác dụng của Aescin (hạt dẻ ngựa) đã được tối ưu hóa và kết hợp cùng nhiều thảo dược khác trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

 

BoniVein + - Bảo bối giúp đôi chân khỏe mạnh, dẻo dai

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Hoa Kỳ) và WHO, thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

   BoniVein + có sự kết hợp hài hòa của nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện toàn diện bệnh lý này. Cụ thể thành phần của sản phẩm BoniVein + bao gồm:

 - Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, từ đó giúp co nhỏ, làm mờ các tĩnh mạch bị suy giãn và làm giảm những triệu chứng khó chịu khác của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,…

- Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C. Nhờ vậy, BoniVein + giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

 

Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh

Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh

 

- Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.

 

Công thức toàn diện của BoniVein +

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

   Các thành phần của BoniVein + đều được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

   Không chỉ nổi bật ở công thức toàn diện, BoniVein + còn vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay. Đó là công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ. Khi được bào chế bằng công nghệ tiên tiến này, các thành phần trong BoniVein +  sẽ được chuyển sang dạng hạt phân tử kích thước siêu nano. Nhờ đó mà khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng của BoniVein +  được nâng tầm lên mức tối đa.

Như vậy, với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, sản phẩm BoniVein + chính là sự lựa chọn tối ưu, giúp bệnh được cải thiện một cách hiệu quả và an toàn.

 

BoniVein có tốt không?

Để có đáp án cho câu hỏi này một cách khách quan nhất, mời bạn theo dõi phản hồi của người dùng BoniVein + ngay sau đây.

Cô Phạm Thị Hằng, 65 tuổi ở thôn Giáp Ngọ, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, điện thoại: 0356.605.810 

 

Chia sẻ của cô Phạm Thị Hằng (65 tuổi)

 

   “Cô bị suy giãn tĩnh mạch từ năm 2014. Chân cô bị sưng phù, càng ngày càng nặng, bước đi mà nghe rõ tiếng “bịch, bịch”, da chân căng bóng, ấn thấy vết lõm cơ mà. Mà chân cô nó đau, tê bì khủng khiếp, nhức như có con gì nó cắn ở trong xương ấy. Buổi tối trước khi đi ngủ, cô phải kê mấy cái gối lên cho giống gối chống giãn tĩnh mạch chân để nằm. Thế nhưng, đến đêm cô vẫn bị chuột rút làm co cứng hết chân. Cô đã đi khám ở nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc mà bệnh vẫn không chút chuyển biến. Cô thấy bất lực và mệt mỏi lắm”.

   “Tình cờ cô được bà bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Cô dùng  với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần. Uống hết 3 lọ đó, chân cô đã đỡ hẳn tê bì, nhẹ nhàng, thoải mái hơn hẳn, triệu chứng sưng phù chân đã giảm tới 50% rồi. Tới khi dùng được 3 tháng thì chân cô không còn tê bì, đau nhức nữa, xẹp xuống như bình thường, hết sưng phù. Cô đã ngủ ngon tròn giấc cả đêm, không bị chuột rút hành hạ, nằm không phải gác chân lên nữa rồi. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”

Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi), ở số 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng, số điện thoại: 0904.169.152 

 

Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi)

Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi)

 

   “Cô là giáo viên phải đứng nhiều nên bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ lúc nào cũng không hay. Đến khi cô về hưu cách đây 10 năm thì bệnh bắt đầu trở nặng hơn. Cô thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, chân đau nhức, nặng mỏi, sưng phù nên đi lại rất khó khăn. Cho dù cô đã dùng gối chống giãn tĩnh mạch để kê cao chân vào buổi tối nhưng triệu chứng cũng chỉ đỡ một chút thôi. Cô đi khám thì được bác sĩ kê đơn thuốc Daflon. Thế nhưng, cô dùng liên tục 5 năm liền mà bệnh tình chẳng thuyên giảm là bao.”

   “Đến đầu năm 2017, cô tình cờ biết đến sản phẩm BoniVein + nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Sau 2 tuần, chân của cô đã xẹp xuống, không bị sưng nữa. Mừng nhất là sau 2 tháng dùng BoniVein +, các tĩnh mạch xanh tím nổi lên trước đây đã lặn được khoảng 70% rồi, các triệu chứng đau nhức, nặng chân, chuột rút hầu như không còn nữa, cô đi lại nhẹ bẫng như không. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”

   5 thông tin cần biết về gối chống giãn tĩnh mạch đã được trình bày chi tiết trong bài viết trên. Để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, sử dụng sản phẩm BoniVein  + chính là lựa chọn hoàn hảo của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thiếu máu do trĩ

Nguyên nhân thiếu máu do trĩ là: Khi mắc bệnh trĩ, nhiều bệnh nhân bị đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, lượng máu mất đi…

Suy giãn tĩnh mạch chân - Nguyên nhân gây tử vong không phải ai cũng biết

Suy giãn tĩnh mạch chân - Nguyên nhân gây tử vong không phải ai cũng biết

Hồ Chí Minh: BoniVein - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16, Tô Ngọc Vân, kp3, p. Linh Đông, q. Thủ Đức. 

7 Cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng mà bạn cần phải biết

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 7 cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng cũng như là phương pháp điều trị phù hợp cho từng cấp độ.

Tổng quan về suy giãn tĩnh mạch: Từ A-Z về khái niệm, nguyên nhân, chuẩn đoán và giải pháp mới năm 2020

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh phổ biến nhưng thời gian đầu những triệu chứng của bệnh không rầm rộ. Điều này khiến người bệnh bệnh chủ quan, không đi khám, âm thầm chịu đựng. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, gây không ít phiên toái trong cuộc sống, thậm chí đến khi xuất hiện biến chứng bệnh nhân mới đi khám. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và phục hồi chậm hơn. Vì vậy, nắm được suy giãn tĩnh mạch là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, điều trị và những giải pháp tối ưu là vô cùng cần thiết. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi