Lưu ý: Sữa chua không phải là thực phẩm bổ sung probiotic tốt nhất

Cập nhập: Thứ ba, 13/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

  Thực phẩm probiotic có lẽ không còn là khái niệm xa lạ gì với chúng ta. Trong đó sữa chua là một loại được nhiều người ưa chuộng vì tính phổ biến và hương vị thơm ngon. Thế nhưng sữa chua thực sự đem lại lợi ích đến mức nào. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

 

Sữa chua không phải là thực phẩm bổ sung probiotic tốt nhất

Sữa chua không phải là thực phẩm bổ sung probiotic tốt nhất

 

Tại sao thực phẩm probiotic lại cần thiết cho sức khỏe?

   Bạn có biết rằng số lượng vi khuẩn mỗi người có thậm chí còn nhiều gấp 10 lần số lượng tế bào cấu tạo nên chính cơ thể người đó. Trong đó chiếm chủ yếu là hệ vi sinh đường ruột khi mà có đến gần 40 nghìn tỷ vi khuẩn thuộc hơn 1000 chủng loại khác nhau và được chia làm 2 nhóm chính là lợi khuẩn và hại khuẩn.

   Lợi khuẩn hay còn gọi là probiotic bao gồm tất cả những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe của con người. Đối lập với chúng là hại khuẩn, 2 nhóm này luôn tồn tại song song, kìm hãm lẫn nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi cơ thể con người khỏe mạnh bình thường thì tỷ lệ lợi khuẩn chiếm đến 85% còn hại khuẩn chỉ chiếm 15%, đây cũng là mức cân bằng lý tưởng của hệ vi sinh đường ruột, giúp chúng ta duy trì một sức khỏe ổn định. Thế nhưng có rất nhiều lý do có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng này, gây ra những tác hại khôn lường tại ngay đường ruột như là bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,… hoặc thậm chí là gây ra nhiều vấn đề sức khỏe toàn thân như: rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm lý,…

   Chính vì thế, giữ cho hệ vi sinh hoạt động ở trạng thái cân bằng là một việc rất quan trọng. Trong đó, sử dụng thực phẩm probiotic – tức các loại thức ăn, đồ uống có chứa lợi khuẩn để bổ sung cho cơ thể là một biện pháp vô cùng thiết thực.

   Sữa chua là loại thực phẩm probiotic được nhiều người cho rằng là vô cùng tốt cho sức khỏe nói chung và đặc biệt là về khả năng cung cấp lợi khuẩn nói riêng. Thế nhưng thực tế điều đó có đúng không?

 

Sữa chua có phải loại thực phẩm bổ sung probiotic tốt nhất hay không?

   Thực tế, ăn sữa chua không phải cách lý tưởng để bổ sung probiotic bởi các nguyên nhân sau đây.

   Sữa chua không phải môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn

   Trong việc đánh giá những môi trường nuôi cấy vi khuẩn người ta sử dụng cfu – colony forming unit, tức đơn vị hình thành khuẩn lạc làm tiêu chuẩn đo đếm. Khi nuôi cấy một số loại vi khuẩn nhất định trong cùng môi trường ở một điều kiện cụ thể nào đó định sẵn. Sau một thời gian sẽ có những đốm, rồi dần dần là những vòng tròn trắng hình thành từ quần thể vi sinh vật đó mà ta có thể quan sát bằng mắt thường, đó gọi là khuẩn lạc.

 

Đánh giá môi trường nuôi cấy thông qua khuẩn lạc

Đánh giá môi trường nuôi cấy thông qua khuẩn lạc

 

   Sữa chua được cho là môi trường chỉ có 3.6 cfu – một con số khá khiêm tốn so với nhiều loại thực phẩm probiotic khác. Thực tế, sữa chua là một môi trường kìm hãm nhiều loại vi khuẩn, và nó không thực sự có chứa nhiều lợi khuẩn như nhiều người vẫn nghĩ.

   Lợi khuẩn trong sữa chua khó tồn tại cho đến khi tới được ruột của bạn

   Không những có ít lợi khuẩn mà đa số các loại sữa chua đều phải trải qua quá trình thanh trùng trước khi được đưa vào thị trường tiêu thụ, điều này là cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh và thời gian bảo quản cho sữa chua nhưng lại vô tình tiêu diệt mất không ít lợi khuẩn trong đó. Tiếp theo, khi bạn ăn sữa chua, rất nhiều loại vi sinh vật trong thực phẩm này không tồn tại được trong môi trường dạ dày của bạn. Chính vì thế mà số lượng lợi khuẩn thực tế có thể đến bổ sung thêm vào hệ vi sinh đường ruột đã ít nay lại càng thêm hiếm hoi.

   Sữa chua chứa nhiều lactose và casein

   Hầu hết các loại sữa chua được lên men từ sữa bò, có chứa hàm lượng lớn hai chất có tên là lactose và casein đều có khả năng gây dị ứng với một tỉ lệ người tiêu thụ nhất định. Ngoài ra, đối với những người mang chứng không dung nạp được lactose thì cần tránh ăn sữa chua, vì việc bổ sung này còn có thể ngược lại khiến họ bị khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…

   Thế nhưng nếu nhìn nhận tổng quát mà không bàn tới khía cạnh bổ sung probiotic thì sữa chua vẫn là một thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe khi mà vẫn mang đến một lượng lớn chất xơ, vitamin, protein, DHA, canxi, natri,… vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể.

   Đồng thời, bên cạnh sữa chua vẫn còn rất nhiều lựa chọn thực phẩm probiotic tốt khác mà bạn có thể tham khảo.

 

Một số thực phẩm probiotic tiêu biểu

   Sữa chua Kefir

   Nấm Kefir, còn có tên gọi khác là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên... là loại thực phẩm được lên men nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic. Loại nấm này rất thích ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men có lợi cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa nên được ứng dụng để làm sữa chua.

 

Nấm Kefir

Nấm Kefir

 

   Sữa chua Kefir chứa nhiều lợi khuẩn, hàm lượng chất béo thấp và hầu như không chứa lactose. Đồng thời các nhà khoa học còn tìm ra trong loại thực phẩm này 2 loại men là Saccharomyces và Torula, có khả năng xâm nhập vào màng niêm mạc giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, bảo vệ đường tiêu hóa khỏe mạnh.

   Dưa bắp cải

   Dưa bắp cải là thực phẩm probiotic được chế biến bằng cách lên men rau bắp cải với vi khuẩn lactic (loại vi khuẩn dùng carbohydrate trong thực phẩm để phát triển, chuyển hóa ra axit lactic tạo vị chua).

   Dưa bắp cải chứa lượng đáng kể lợi khuẩn và còn cung cấp chất xơ, vitamin C, K1, K2, Kali, và đặc biệt là vitamin U - được biết đến với rất nhiều lợi ích như giúp chữa lành vết loét đường tiêu hóa, giảm cholesterol,...

   Kimchi

   Kim chi thực chất cũng có thể gọi là một loại dưa bắp cải, được làm từ cải thảo và một số loại rau củ phụ khác như củ cải. Đây là thực phẩm probiotic truyền thống của người Hàn Quốc.

   Kim chi chứa nhiều lợi khuẩn, vitamin C, K1, K2, vitamin nhóm B,... Ngoài việc có thể bổ sung probiotic đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, kim chi còn đem lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như: kích thích chức năng miễn dịch, giảm các chất oxy hóa gây bệnh và các gốc tự do, giảm khả năng mắc bệnh ung thư, chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch,...

 

 Kim chi - thực phẩm probiotic truyền thống của người Hàn Quốc

Kim chi - thực phẩm probiotic truyền thống của người Hàn Quốc

 

   Hệ vi sinh là hàng rào bảo vệ sức khỏe đường ruột tự nhiên của cơ thể, bổ sung probiotic là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người, thế nhưng sẽ càng quan trọng hơn trong trường hợp bị mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,… Bởi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mới là yếu tố gốc rễ nhất khiến cho tất cả những vấn đề trên diễn ra dai dẳng, khó dứt điểm. Chỉ cần thiết lập lại được cân bằng, tăng cường lợi khuẩn, vấn đề sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn.

   Ngoài các thực phẩm probiotic thì trên thị trường hiện nay còn có một giải pháp vừa giúp bổ sung lợi khuẩn vừa có những thành phần giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm đại tràng gây ra, đó là sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ.

 

BoniBaio+ - bổ sung lợi khuẩn và thảo dược tự nhiên cho đường ruột khỏe mạnh

   BoniBaio+ là thành quả nghiên cứu sản xuất của Tập đoàn Viva Nutraceuticals (tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Mỹ và Canada). Sản phẩm là sự kết hợp tinh tế, hoàn mỹ của 11 loại thảo dược tự nhiên, 6 tỷ lợi khuẩn và hoạt chất 5- HTP, mang đến tác dụng toàn diện cho người bệnh viêm đại tràng. Cụ thể:

- Lợi khuẩn: 6 tỷ lợi khuẩn thuộc nhóm LactobacillusBifidobacterium giúp tái tạo tỷ lệ vàng của vi khuẩn trong đường ruột là 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Đặc biệt 2 nhóm lợi khuẩn này còn có khả năng ngăn cản sự khu trú và phát triển của những vi khuẩn có hại. Chúng sẽ giúp làm lành vết loét và tổn thương ở niêm mạc đại tràng, bảo vệ đại tràng cho người bệnh. Nhờ đó giúp ngăn ngừa triệu chứng viêm đại tràng tái đi tái lại nhiều lần.  

- Nhóm thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính, bao gồm: 

+ Hạt thì là: cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, chứa nhiều tinh dầu như anethon có tác dụng giúp chống co thắt, giảm viêm nhiễm. Ngoài ra hạt thì là còn giúp kích thích sự bài tiết men gan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

+ Lá Bạc hà: thành phần chính là menthol có tác dụng giúp giãn cơ trơn, chống co thắt, giảm đau đồng thời kháng khuẩn có hại như E.coli, kháng nấm và virus.

+ Gừng: chứa zingibain – có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm viêm loét hiệu quả.

+ Inulin: loại chất xơ hòa tan thích hợp nhất làm dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, ngoài ra còn giúp loại bỏ gốc tự do, nhuận tràng ngừa táo bón.

+ Cây du đỏ: có nhiều chất nhầy bảo vệ màng tế bào, giúp làm dịu cơn đau các bệnh đường tiêu hóa.

+ Lô hội: Giúp thanh nhiệt, mát gan, phục hồi nhanh niêm mạc đại tràng bị tổn thương.

+ Là Bài hương: Giúp chống co thắt cơ trơn, giảm đau do co thắt, giảm đầy hơi, táo bón và chống viêm.

+ Bạch truật: bổ tỳ, kiện vị, chỉ tả, bổ máu, đặc biệt có khả năng điều tiết nhịp sinh học của nhu động ruột theo hai chiều.

+ Hoàng liên: thành phần chính là berberin có tác dụng giúp kháng khuẩn, trợ tiêu hóa.

+ L-arginine: Giúp giảm căng thẳng stress ngừa đại tràng co thắt, giải độc gan, kích thích tiêu hóa và ngừa táo bón.

+ Quả đu đủ: chứa papain là một loại men phân giải protein tự nhiên hoạt động tốt ở môi trường hơi kiềm hoặc trung tính, giúp tiêu hóa thức ăn giàu protein dễ dàng hơn.

- Ngoài ra BoniBaio+ có chứa hoạt chất 5-HTP giúp giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, nhờ đó BoniBaio+ giúp cải thiện bệnh đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) một cách hiệu quả. 

 

Sản phẩm BoniBaio +Sản phẩm BoniBaio +

 

    Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu được vì sao ăn sữa chua không phải là một cách bổ sung lợi khuẩn nên ưu tiên, đồng thời nắm bắt được những loại thực phẩm probiotic nên dùng khác nhằm cải thiện sức khỏe, đặc biệt là với những trường hợp có vấn đề rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng. Nếu có băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 18001044 (miễn cước) để được tư vấn thêm cụ thể.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Phì đại tuyến tiền liệt: dùng thảo dược có hiệu quả không?

Phì đại tuyến tiền liệt: dùng thảo dược có hiệu quả không?

Top 7 thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày top 7 thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường, đồng thời mang đến biện pháp giúp cải thiện bệnh tối ưu.

Say rượu nôn ra mật vàng có nguy hiểm không?

Để tìm hiểu cụ thể về mức độ nguy hiểm của tình trạng say rượu nôn ra mật vàng, mời các bạn cùng đón đọc bài viết ngay sau đây nhé!

Những cách trị mất ngủ kéo dài đơn giản tại nhà cho bệnh nhân hen suyễn

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho người bệnh hen suyễn các cách trị mất ngủ kéo dài đơn giản tại nhà, đừng bỏ lỡ nhé!

Vị bác sĩ về hưu và hành trình chiến thắng bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Chú Lê Mạnh Quân, 64 tuổi sống tại số nhà 105D, tổ 24, thị trấn Đông Anh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi