Mục lục [Ẩn]
12 đôi dây thần kinh sọ não của chúng ta nắm giữ nhiều chức năng quan trọng như cảm nhận mùi vị, màu sắc, hay kiểm soát vận động. Khi những dây thần kinh này bị tổn thương, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác nhau. Nếu bạn không may bị mắt lác trong, nhìn đôi,... thì hãy thật thận trọng, vì nó có thể là dấu hiệu của liệt dây thần kinh số 6.
Mắt lác trong, nhìn đôi: Thận trọng với liệt dây thần kinh số 6
Dây thần kinh số 6 có vai trò gì?
Dây thần kinh số 6 được nối từ một nhân nằm ở ranh giới giữa cầu não và hành não cùng bên, đi qua xoang tĩnh mạch hang và đến ổ mắt. Dây thần kinh này chi phối hoạt động của nhãn cầu, gửi tín hiệu đến cơ thẳng bên, giúp mắt có thể chuyển động liếc sang 2 bên. Do đó, nó còn có tên là dây thần kinh vận nhãn ngoài. Liệt dây thần kinh số 6 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của nhãn cầu.
Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 6
Khi bị liệt dây thần kinh số 6, tín hiệu từ não đến cơ thẳng bên sẽ bị gián đoạn. Lúc này, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:
- Mắt bị lác vào trong, con ngươi hướng về phía mũi: Đây là dấu hiệu điển hình nhất do cơ thẳng bên không hoạt động, mắt không thể hướng được ra ngoài.
- Nhìn đôi, nhìn một vật thành 2 vật.
- Người bệnh có xu hướng nghiêng đầu về phía cơ bị liệt.
- Đau xung quanh mắt và nhức đầu.
Bên cạnh việc xuất hiện đơn lẻ, liệt dây thần kinh cũng có thể xuất hiện trong một số bệnh lý kết hợp khác. Lúc này, các triệu chứng sẽ đa dạng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 6
Liệt dây số 6 có thể là một rối loạn bẩm sinh, xuất hiện từ lúc mới sinh ra. Một số nguyên nhân khác là do chuyển dạ, đau đẻ hoặc chấn thương vùng đầu. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng có thể gây ra liệt dây thần kinh số 6 có thể kể đến như:
Tăng áp lực nội sọ
Các thành phần của nội sọ bao gồm: 80% nhu mô não, 10% dịch não tủy, 10% máu. Tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng về thể tích của một thành phần dẫn đến giảm khối lượng của 1 hoặc 2 thành phần còn lại, từ đó làm tăng áp suất trong hộp sọ. Tăng áp lực nội sọ sẽ có thể khiến não bị tổn thương không thể phục hồi, và gây liệt dây thần kinh số 6.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Trước hết, rối loạn đường huyết sẽ làm tổn thương trực tiếp đến các dây thần kinh. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Kết quả của quá trình này là gây thiếu máu cục bộ và tăng huyết áp. Chính những điều này có thể gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 6.
Liệt dây thần kinh số 6 có thể là do biến chứng của tiểu đường và tăng huyết áp
Bệnh não Wernicke
Đây là một rối loạn thoái hóa thần kinh do thiếu hụt vitamin B1. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là do việc lạm dụng rượu, nghiện rượu nặng. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là hấp thu kém, suy dinh dưỡng, phẫu thuật cắt dạ dày, nhiễm trùng mãn tính,....
Bên cạnh liệt dây thần kinh số 6, người bệnh còn có thể lú lẫn, rung giật nhãn cầu, đi không vững, chậm chạp, chân tay yếu,...
Đột quỵ não
Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi tế bào não bị chết do thiếu oxy, khiến một phần não bộ bị tổn thương. Đột quỵ não được chia thành 2 loại gồm:
- Đột quỵ nhồi máu não chiếm khoảng 80% các trường hợp. Nguyên nhân do rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), các mảng xơ vữa, huyết khối tĩnh mạch hình thành do suy giãn tĩnh mạch gây tắc mạch máu não.
- Đột quỵ xuất huyết não do các mạch máu bị vỡ bởi chấn thương, khối u chèn ép,...
U não
U não xảy ra khi các tế bào não tăng trưởng một cách bất thường. Nó có thể là u lành hoặc ác tính, nhưng chúng đều gây nhiều tác động đến não, thậm chí có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng của não bộ và các dây thần kinh.
Viêm màng não
Đây là tình trạng lớp mô xung quanh não bộ, tủy sống bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh, hoặc nấm gây ra. Không chỉ để lại nhiều di chứng như liệt dây thần kinh số 6, viêm màng não còn có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm. Tỷ lệ tử vong do viêm màng não có thể lên đến 50% nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ.
Liệt dây thần kinh số 6 có hồi phục được không?
“Liệt dây thần kinh số 6 có hồi phục được không?” là câu hỏi của rất nhiều người khi không may gặp phải tình trạng này. Có thể nói, việc điều trị liệt dây thần kinh số 6 là rất khó. Tuy nhiên, nếu các nguyên nhân được xác định thì người bệnh có thể hồi phục dần sau khoảng từ 3 - 6 tháng. Những trường hợp nặng như bị chấn thương, thì rất khó phục hồi hoàn toàn.
Một số phương pháp được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 6 có thể kể đến như:
- Sử dụng corticoid mạnh để điều trị viêm dây thần kinh, kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
- Phẫu thuật, hóa trị để loại bỏ tế bào ung thư, khối u não chèn ép.
- Sử dụng miếng che mắt để khắc phục tầm nhìn đôi.
- Dùng kính Special prism glasses để căn chỉnh mắt.
- Dùng độc tố Botulinum làm tê liệt tạm thời cơ ở phía đối diện mắt.
- Châm cứu để giảm đau, tiêu viêm, tăng cường tuần hoàn máu đến mắt.
- Phẫu thuật chỉnh cơ nếu không có tiến triển trong thời gian dài.
Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u não chèn ép vào dây thần kinh
Làm gì để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 6?
Một số cách để phòng ngừa viêm dây thần kinh số 6 có thể kể đến như:
- Kiểm soát đường huyết, bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường, tinh bột, sử dụng sản phẩm BoniDiabet +
- Kiểm soát huyết áp bằng cách giảm ăn đồ mặn, nhiều muối, chất béo động vật, đồ chiên xào,... tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Bổ sung vitamin B1 nếu như có một số triệu chứng như: chán ăn, cáu kỉnh, mệt mỏi, cảm giác đau nhói ở cánh tay và chân, yếu cơ, mờ mắt, loạn nhịp tim, khó thở,...
- Sử dụng sản phẩm BoniAncol + để giúp bỏ rượu, giảm lệ thuộc vào rượu.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân, béo phì.
- Tăng cường hoạt động thể chất, chơi thể thao thường xuyên.
- Thăm khám định kỳ nếu bạn có các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp,...
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng mắt lác trong, nhìn đôi, những triệu chứng điển hình của liệt dây thần kinh số 6. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn về bệnh tiểu đường, cách bỏ rượu,... bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ giải đáp chi tiết nhé!
XEM THÊM:
- https://songkhoe.co/kham-ban-chan-tieu-duong-viec-nguoi-benh-can-lam-it-nhat-moi-nam-1-lan
- https://songkhoe.co/nhung-thoi-quen-hang-ngay-lam-suy-yeu-tinh-trung-o-nam-gioi