Mệt nhưng không ngủ được - Làm sao để cải thiện?

Cập nhập: Thứ ba, 15/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi cảm thấy mệt mỏi, chúng ta thường muốn lên giường, ngủ một giấc thật dài để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Vậy nhưng, nếu đã rất mệt nhưng khi lên giường lại trằn trọc, không thể vào giấc thì phải làm sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân của tình trạng dù mệt nhưng không ngủ được và đưa ra cách khắc phục hiệu quả. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Mệt nhưng không ngủ được phải làm sao?

Mệt nhưng không ngủ được phải làm sao?

 

Tại sao nhiều người dù rất mệt nhưng không ngủ được?

    Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt nhưng không ngủ được đó là:

Mệt nhưng không ngủ được do bị rối loạn giấc ngủ

    Ở người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, thường gặp nhất là mất ngủ, dù nhiều khi họ đã rất mệt, cảm giác cạn kiệt năng lượng nhưng vẫn không thể nào vào giấc được.

   Ngoài tình trạng khó vào giấc, người bệnh mất ngủ còn gặp triệu chứng ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, thức dậy thấy mệt mỏi.

   Các rối loạn giấc ngủ phổ biến khác bao gồm chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong chứng ngưng thở khi ngủ, nhịp thở liên tục ngừng lại hoặc rất nông làm giảm nồng độ oxy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở, khiến người bệnh khó vào giấc ngủ. Với hội chứng chân không yên, bệnh nhân ở trong trạng thái buồn bực do luôn muốn vận động, do rối loạn của hệ thống thần kinh.

   Cả hai tình trạng này đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm, gây tình trạng mệt nhưng không ngủ được, sau đó là cảm giác buồn ngủ quá vào ban ngày.

 

Mệt nhưng không ngủ được do bệnh mất ngủ

Mệt nhưng không ngủ được do bệnh mất ngủ

 

Mệt nhưng không ngủ được do lo lắng, căng thẳng

   Khi căng thẳng, lo lắng, cơ thể sẽ tăng tiết một loại hormon đó là cortisol để giúp đối phó với tình trạng căng thẳng đó.

   Tuy nhiên, hormon này lại hoạt động trái ngược với hormon kiểm soát chu kỳ giấc ngủ là melatonin. Khi đó, con người sẽ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mệt nhưng không ngủ được.

Mệt nhưng không ngủ được do một số thói quen xấu

Mệt nhưng không ngủ được do thói quen dùng thiết bị điện tử

   Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, máy tính hay màn hình tivi sẽ đánh lừa não bộ rằng bây giờ vẫn là ban ngày. Điều đó ức chế sản xuất melatonin vào buổi tối khiến bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được.

   Vì vậy, trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, bạn không nên sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Mệt nhưng không ngủ được do tiêu thụ đồ uống nhiều caffein

   Uống cafe hoặc những đồ uống khác có chứa caffein (bò húc, nước tăng lực, nước chè đặc) với lượng quá nhiều hoặc uống vào buổi chiều tối sẽ dễ khiến bạn dù mệt nhưng không ngủ được.

   Caffein là một chất thuộc nhóm chất kích thích thần kinh trung ương. Khi vào cơ thể, chất này sẽ nhanh chóng thấm qua niêm mạc ruột vào máu, lên não và gây kích thích thần kinh trung ương, đồng thời ức chế các chất gây buồn ngủ, khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo.

   Trung bình, caffein có thời gian bán hủy là 5 giờ. Do đó, nếu bạn uống một lượng cà phê dù rất nhỏ vào buổi chiều, tối hoặc uống rất nhiều vào buổi sáng, trưa thì cũng khiến bạn dù mệt nhưng không ngủ được.

 

Mệt nhưng không ngủ được do tiêu thụ đồ uống nhiều caffein

Mệt nhưng không ngủ được do tiêu thụ đồ uống nhiều caffein

 

Mệt nhưng không ngủ được do ngủ trưa sai cách

   Một giấc ngủ trưa ngắn kéo dài khoảng 15-30 phút thực sự rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ trưa không đúng cách thì nó lại khiến giấc ngủ vào buổi tối của bạn bị rối loạn, trong đó có biểu hiện mệt nhưng không ngủ được.

   Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa kéo dài 90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc không ngủ. Bởi, lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, con người thường cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn…, đồng thời gây rối loạn nhịp sinh học dẫn đến khó ngủ, mất ngủ vào buổi tối.

   Ngoài ra, việc ngủ trưa quá muộn (sau khoảng 4 giờ chiều) cũng khiến nhiều người bị khó ngủ, mệt nhưng không ngủ được vào ban đêm. 

   Khi không ngủ được, con người sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn bởi giấc ngủ ngon là điều kiện cần thiết để cơ thể phục hồi, lấy lại năng lượng. Không chỉ vậy, việc không ngủ được còn gây ra hàng loạt các hậu quả như: Giảm sức đề kháng, giảm khả năng tập trung, giảm năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình lão hóa… Vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp ngay sau đây để cải thiện giấc ngủ của mình.

 

Mệt nhưng không ngủ được - Làm sao để cải thiện?

   Để dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon, cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được, bạn nên:

  • Cải thiện hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ (nếu đang mắc). Với bệnh mất ngủ, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniSleep + của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp:
  1. Nuôi dưỡng hệ thần kinh, tái tạo sức sống não bộ.
  2. Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, stress
  3. Bổ sung melatonin để điều chỉnh lại nhịp sinh học của cơ thể.
  4. An dịu thần kinh, giúp bạn dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon hơn.

 

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

 

  • Thiết lập một thời gian biểu cụ thể về thời gian đi ngủ của mình, không thức quá khuya, tốt nhất là nên đi ngủ trước 10h tối.
  • Chỉ ngủ trưa khoảng 15-30 phút/ngày, không ngủ trưa quá nhiều.
  • Hạn chế uống cafe và các đồ uống chứa cafein khác, đặc biệt vào buổi chiều tối.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.
  • Không ăn quá no trước khi ngủ. Tốt nhất bạn nên ăn trước khi ngủ tối thiểu 2-3 tiếng.
  • Nên thư giãn trước khi ngủ bằng cách như đọc sách, viết nhật ký, ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc trước khi đi ngủ 30-90 phút, bạn có thể tắm nước ấm để thư giãn cơ thể.
  • Cố gắng hoàn thành công việc trong ngày để tránh việc phải suy nghĩ, lo lắng về công việc khi đi ngủ.
  • Đảm bảo điều kiện phòng ngủ tốt nhất cho giấc ngủ: Đủ tối, đủ yên tĩnh, nhiệt độ khoảng 20oC, gọn gàng, sạch sẽ. 

    Nếu bạn đã nằm trên giường 20 phút mà chưa ngủ được, bạn nên đứng dậy đi sang phòng khác, hoặc tối thiểu là ra khỏi giường. Sau đó, bạn có thể đọc một cuốn sách nhàm chán, tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc không lời... đến khi có cơn buồn ngủ thì vào giường nằm tiếp.

    Khi thực hiện theo các phương pháp trên, tình trạng mệt nhưng không ngủ được của bạn sẽ được cải thiện. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thực hư phương pháp sử dụng thảo dược trị mất ngủ

Thực hư phương pháp sử dụng thảo dược trị mất ngủ này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

BoniSleep + thành phần gồm những gì? Chúng có an toàn không và cho hiệu quả như thế nào?

Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết được BoniSleep + thành phần là gì và công dụng của từng thành phần đó. Đồng thời bạn cũng sẽ có cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm. Mời các bạn cùng đón đọc.

Ăn rau gì giảm mất ngủ?

Các loại rau giúp giảm mất ngủ là: 1. Rau bina   2. Súp lơ   3. Rau nhút   4. Rau má cải thiện mất ngủ  5. Rau mồng tơi…

Thận trọng: Bạn có thể bị đột quỵ nếu mất ngủ triền miên

Tại sao mất ngủ triền miên lại làm tăng nguy cơ đột quỵ? Mời các bạn cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Những sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn

Những sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

BoniSleep

Loại: Giá: Số lượng:
BoniSleep+ 30V 405.000đ/Hộp
BoniHappy+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi