Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Quáng gà là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp ở những người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ. Bệnh lý này không nguy hiểm, nhưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển và quan sát vào ban đêm hoặc đến những nơi thiếu ánh sáng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, cũng như các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!

 

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh quáng gà?

   Theo Đông y, bệnh quáng gà còn được gọi là: Tước mục kê manh, cao phong tước mục, can hư tước mục, hoàng hôn bất kiến, tiểu nhi tước mục,... Tây y đặt cho nó một cái tên hoa mỹ hơn là chứng mù đêm. Cho dù là được gọi bằng cái tên nào, thì căn bệnh này đều đặc trưng bởi tình trạng nhìn không rõ, nhìn mờ khi trời xẩm tối, tối hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng. 

    Một số tài liệu y học cổ ghi chép rằng, nguyên nhân của quáng gà chủ yếu là do thận hư khiến khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt bị giảm đi, hoa mắt; hoặc do can thận âm hư khiến mắt không được nuôi dưỡng thường xuyên.

    Với y học hiện đại, nguyên nhân gây quáng gà được biết đến là do thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Điều này khiến thị lực giảm đi, tầm nhìn vào ban đêm hay trong điều kiện ánh sáng yếu bị hạn chế. Các đám sắc tố hình tế bào xương xuất hiện ở võng mạc. Tình trạng này thường bắt gặp ở những đối tượng như:

  • Người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
  • Người mắc các vấn đề về mắt: Cận thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, suy giảm thị giác do di truyền,...
  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh giác mạc chóp, suy tuyến tụy, rối loạn hấp thu chất béo,...
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp.
  • Người bị thiếu hụt vitamin A khiến việc dẫn truyền xung thần kinh và ghi lại hình ảnh trên võng mạc bị gián đoạn.

 

Triệu chứng của bệnh quáng gà là gì?

    Mặc dù có những cách lý giải khác nhau về bệnh quáng gà, nhưng cả đông y và tây y đều có cách miêu tả về triệu chứng bệnh giống nhau. Các triệu chứng của bệnh quáng gà có thể kể đến như:

  • Nhìn kém trong tối và điều kiện thiếu ánh sáng, dẫn đến việc rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật.
  • Thị lực không điều chỉnh kịp khi người bệnh di chuyển từ chỗ sáng vào chỗ tối, người bệnh có thể mất một lúc rất lâu mới thích nghi được.
  • Một số trường hợp, người bệnh có thể bị suy giảm thị lực ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
  • Vùng nhìn thấy của mắt bị thu hẹp dần, nghiêm trọng hơn là dẫn đến thị trường hình ống. Đây là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, người bệnh cảm giác như nhìn qua một cái ống.
  • Người bệnh có thể nhận ra những vùng nhỏ không nhìn thấy, đây được gọi là ám điểm. Các ám điểm này trở nên lớn hơn là dấu hiệu cho thấy bệnh đang có xu hướng nặng lên.

   Khi quan sát trên lâm sàng, bác sĩ thường không nhận thấy có thay đổi bất thường bên ngoài mắt, trừ trường hợp bị đục thủy tinh thể nặng. Hình ảnh thu được khi soi đáy mắt cho thấy các động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bạc màu, hoặc có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang.

 

Người bệnh quáng gà bị giảm thị lực

Người bệnh quáng gà bị giảm thị lực trong điều kiện thiếu sáng

 

Điều trị bệnh quáng gà bằng cách nào?

Cách chữa quáng gà theo Đông Y

   Theo Đông y, bệnh quáng gà được chữa bằng các phương pháp bổ thận, bổ can, thoái nhiệt. Một số bài thuốc có thể kể đến như:

  • Với người thận hư: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, tật lê, khương hoạt, mộc tặc, cúc hoa, phòng phong, xuyên khung, sơn dược, nhục thung dung, mật mông hoa, thanh tương tử, ngưu tất mỗi vị 8g, cam thảo 4g,
  • Với người can thận âm hư: Đương quy, thục địa hoàng, tri mẫu, tật lê, thạch xương bồ, cúc hoa, hoàng bá, xuyên khung, sơn dược, viễn chí, ba kích, ngũ vị tử, bạch thược dược, tang phiêu tiêu, sung úy tử, thỏ ty tử, nhục thung dung, câu kỷ tử, mật mông hoa, thanh tương tử, thạch quyết minh mỗi vị 8g, thanh diêm 4g.
  • Với trẻ em bị quáng gà: Ngũ đởm hoàn (Hùng đởm, thanh dương đởm, thanh ngư đởm mỗi thứ 1 cái, ngưu hoàng đởm, lý ngư đởm mỗi thứ 2 cái), thạch quyết minh 2 lạng, dạ minh sa 1 lạng, xạ hương nửa lạng.

Cách điều trị quáng gà theo y học hiện đại

    Theo y học hiện đại, phương pháp điều trị quáng gà sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Theo đó, các phương pháp này có thể kể đến như:

  • Do cận thị: người bệnh sẽ được đeo kính cận để cải thiện thị lực.
  • Do đục thủy tinh thể: người bệnh sẽ được phẫu thuật thay thế thủy tinh thể.
  • Do thiếu Vitamin A: người bệnh sẽ được bổ sung Vitamin A theo đường uống, liều thông thường là 15.000 đơn/vị ngày.
  • Quáng gà do di truyền: Thường không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mà chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh quáng gà. Người bệnh nên hạn chế hoạt động hoặc lái xe vào chiều tối. Hiện nay, phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc, cấy tế bào gốc vào võng mạc đang được thử nghiệm để điều trị cho trường hợp này.

 

Các biện pháp phòng ngừa quáng gà

   Bệnh quáng gà sẽ không thể phòng tránh được trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là bẩm sinh hay di truyền. Với các trường hợp khác, các biện pháp phòng ngừa quáng gà có thể kể đến như:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, trong đó quan trọng nhất là vitamin A. Các thực phẩm giàu vitamin A gồm có: cà chua, cà rốt, bí đỏ, xoài, các loại rau lá xanh đậm, cải bó xôi,...

 

Các loại thực phẩm giàu vitamin A

Các loại thực phẩm giàu vitamin A

 

  • Những đối tượng dễ bị thiếu hụt như: phụ nữ có thai, trẻ không được uống sữa mẹ,... cần được uống Vitamin A định kỳ theo chương trình phòng chống mù lòa quốc gia.
  • Bảo vệ mắt bằng cách đeo kính, đội mũ rộng vành để hạn chế tác hại của tia cực tím từ mặt trời.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại,... dài giờ, nhất là trong bóng tối hoặc nơi thiếu ánh sáng. Nếu bắt buộc làm việc trong thời gian dài, bạn nên để đôi mắt nghỉ ngơi sau khoảng 2 giờ liên tục.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền như tăng nhãn áp, cận thị hay tiểu đường,... Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, để phòng ngừa biến chứng về mắt. Bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để thực hiện điều này dễ dàng hơn

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Đục thủy tinh thể ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Đục thủy tinh thể là tình trạng vô cùng phổ biến ở người già. Nó khiến cho người bệnh không còn nhìn mọi vật được rõ ràng như trước, thậm chí là mù lòa.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể.Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 

Cận thị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cận thị là gì? Cận thị ảnh hưởng như thế nào với đời sống và sức khỏe?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà