Những bệnh dễ lẫn với gút

Cập nhập: Thứ tư, 01/08/2018

Có thể bạn chưa biết ???

Bệnh gút rất dễ bị nhầm với một số bệnh lý về khớp khác do chúng có triệu chứng lâm sàng tương tự nhau.

Hầu hết bệnh nhân gout có tăng acid uric máu trong quá trình tiến triển của bệnh, nhưng cũng có thể không tăng trong đợt cấp. Ngoài ra, nếu chỉ có tăng acid uric máu thì cũng chưa thể khẳng định người đó mắc gout. Để chẩn đoán xác định gout, bệnh nhân cần được chọc dịch khớp, soi  kính hiển vi để tìm tinh thể acid uric. Tuy nhiên, nếu không có, cũng không loại trừ  bị gout. Việc tìm các u cục tophi cũng giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Ngoài ra, các cơn gout cấp cũng có thể giống như nhiễm trùng khớp, vì vậy, khi nghi ngờ cần làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn.

 

Những bệnh có thể nhầm lẫn với gout  

Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ dẫn tới teo cơ biến dạng dính và cứng khớp.

 

Viêm khớp dạng thấp, dễ lẫn với gút

 

Bệnh gặp chủ yếu ở phụ  nữ và 70% số bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trung niên.

Phân biệt: Bệnh gout chủ yếu ở nam giới (90%) còn viêm khớp dạng thấp thì chủ yếu gặp ở nữ (80%). Đặc trưng của bệnh gout là viêm cấp ở một khớp có tính chất di chuyển, khi viêm chuyển qua khớp khác thì khớp viêm cũ gần như bình thường. Đặc trưng  của viêm khớp dạng thấp là viêm nhiều khớp cùng một lúc, các khớp bị viêm có tính chất đối xứng, triệu chứng đau tiến triển từ từ, có cứng khớp buổi sáng. Đau trong bệnh gout dữ dội kéo dài 3-5 ngày liên quan tới chế độ ăn uống nhiều đạm còn viêm khớp dạng thấp thì cường độ đau nhẹ hơn nhưng kéo dài dai dẳng nhiều ngày và ít liên quan tới chế độ ăn uống. Yếu tố quan trọng là xét nghiệm máu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp RF (+), và chọc dịch khớp bệnh nhân gout soi kính hiển vi tìm thấy tinh thể hình kim muối urat.

 

Mời các bạn xem thêm: Làm thế nào để chung sống hòa bình với bệnh gút

 

Thoái hóa khớp  

Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp biểu hiện sớm nhất ở sụn đệm giữa hai đầu xương, sau đó có biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp, kèm theo đó là phản ứng viêm và sụt giảm dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp.

 

 

Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp ở những người lớn tuổi. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5- 2 lần). Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau: ngón tay, gót chân, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng, khớp vai cổ tay, cột sống thắt lưng..

Phân biệt: Về lâm sàng thoái hóa khớp xảy ra ở nhiều khớp, cường độ đau nhẹ, thời gian đau kéo dài, không có hiện tượng viêm sưng nóng đỏ đau. Viêm khớp do gout thường một khớp viêm cấp, sưng nóng đỏ, đau dữ dội.

 

Thấp tim  

Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết Beta nhóm A (thường gặp ở viêm họng, thanh quản) gây tổn thương tại tổ chức liên kết trong cơ thể theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu là tim,  khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da. Bệnh thường gặp ở độ tuổi thiếu niên (trẻ từ 5 – 15 tuổi ). Vị trí khớp viêm thường là khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay. Các khớp bị viêm có sưng nóng đỏ đau và di chuyển nhanh trong vòng một vài ngày đến một tuần. Khi di chuyển sang khớp khác thì khớp cũ có thể trở lại bình thường không để lại di chứng gì.

 

 

Phân biệt với gout: Viêm khớp của thấp tim thường xảy ra ở thiếu niên, bệnh xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, xét nghiệm ASLO (+). Còn viêm khớp do gout thường xảy ra ở người trưởng thành, bệnh tái phát sau những bữa ăn thịnh soạn, xét nghiệm dịch khớp có tìm thấy tinh thể muối urat.

Ngoài những bệnh trên, bệnh gout còn có thể nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm tổ chức liên kết dưới da...

Nên nhớ, Dấu hiệu đặc trưng nhất của gout để phân biệt với các bệnh trên là Viêm khớp cấp tính với tính chất đơn độc tái diễn, vị trí viêm khởi phát thường là khớp bàn ngón chân cái, tính chất viêm dữ dội kéo dài từ 3 – 10 ngày. Mà quan trọng hơn cả là xét nghiệm tìm thấy tinh thể muối urat trong dịch khớp hay trong hạt tophi.

 

Mời các bạn xem thêm: Bảo bối giúp chấm dứt những cơn gút triền miên

 

 

BoniGut - Công thức "vàng" cho người bệnh gút vượt qua nỗi đau

 

Theo các chuyên gia bệnh gút, việc sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên hiện nay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân gút. Phương pháp này có thể giúp mang lại hiệu quả cao cho người bệnh gút mà lại an toàn lành tính, dù sử dụng lâu dài cũng không gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng các sản phẩm thảo dược cần phải kiên trì trong thời gian dài vì không mang lại tác dụng nhanh ngay lập tức được, nhưng bù lại hiệu quả sẽ rất bền vững.

 

Một số thảo dược tốt cho người bệnh gút có thể kể đến như: quả anh đào đen, hạt cần tây, lá hung tây, cây bách xù, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề, hạt nhãn, cây tầm ma… Đây cũng chính là những thành phần chính trong sản phẩm BoniGut – giải pháp hàng đầu cho người bệnh gút.

 

BoniGut là sản phẩm của Mỹ và Canada được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả ưu việt toàn diện cho người bệnh gút với nhiều cơ chế tác động giúp giảm acid uric trong máu, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, bảo vệ các khớp khỏi các tổn thương…

 

BoniGut - Sản phẩm được phân phối chính hãng bởi công ty Botania.

Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh gút không còn là nỗi ám ảnh của tôi

chú Nguyễn Anh, 51 tuổi, ở 127 ngõ Thái Thịnh1, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh gút không nên ăn quả gì? Những loại quả đặc biệt tốt cho người bệnh gút

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những loại quả mà người bệnh gút không nên ăn, cũng như những loại quả đặc biệt tốt cho người bệnh gút nhé!

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

Người bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không? Đáp án chính xác nhất sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

Tại sao bệnh gút nên kiêng thịt đỏ? Đâu là chế độ ăn phù hợp cho người bị gút

Vì sao người bệnh gút nên kiêng ăn thịt đỏ? Đâu là chế độ ăn phù hợp cho người bệnh gút?Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

Bệnh gút ăn hoa quả gì? Top 5 trái cây tốt cho người bệnh gút

Bệnh gút ăn hoa quả gì là tốt? Bài viết dưới đây tổng hợp 5 loại trái cây tốt cho người bệnh gút mà bạn không nên bỏ qua. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi