Những sai lầm trong ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân

Cập nhập: Thứ tư, 18/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng là do con không được cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt trong hành trình bé tập ăn dặm, không ít cha mẹ đã mắc phải những sai lầm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến trẻ chậm tăng cân, ăn không hấp thu.

 

Cho con ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Cho con ăn dặm như thế nào là đúng cách?

 

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ chậm tăng cân

   Một trong những sai lầm đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần tránh đó là cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.

   Với những bé dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, không thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Lúc này việc ăn dặm có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của các con.

   Ngược lại, việc ăn dặm quá muộn sẽ làm cho cơ thể bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chậm tăng cân. Bởi sau 6 tháng tuổi, bé hoạt động nhiều hơn, cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, trong khi đó chất lượng của sữa mẹ giảm đi nhiều, ít dinh dưỡng.

   Vì thế, khi con đủ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm nhé!

 

Thiếu kiên nhẫn khi tập cho trẻ ăn dặm

   Sự kiên nhẫn của cha mẹ khi tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, sinh hoạt sau này của trẻ.

    Nếu không kiên trì tập và nấu những món ăn đa dạng mà chỉ cho bé ăn những món xay nhuyễn hoặc các món quen thuộc, lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn… 

    Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiên nhẫn trong quá trình cho bé ăn dặm, đặc biệt là khi con không hợp tác. Cha mẹ không nên quát, mắng hay ép con ăn vì việc làm này vô tình khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, tình trạng chậm tăng cân sẽ tồi tệ hơn.

 

Trẻ chậm tăng cân do thức ăn không phù hợp

   Thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh. Mỗi chén bột hoặc cháo phải đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, rau củ và chất xơ, đồng thời phải đầy đủ các vi chất quan trọng như kẽm, canxi, các loại vitamin thiết yếu.

   Thế nhưng, không ít cha mẹ lại mắc phải những sai lầm sau đây khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng:

  • Cho bé ăn quá nhiều chất đạm như trứng, cá, thịt… vì nghĩ rằng như vậy mới đủ chất. Thế nhưng việc cho con tiêu thụ lượng đạm lớn sẽ khiến bé dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.
  • Cho con ăn quá ít rau củ (cà rốt, củ cải, su hào, khoai tây…) hoặc rau xanh (rau muống, rau ngót, các loại rau cải…). Điều này khiến bé thiếu chất xơ, dễ bị táo bón.
  • Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước nấu bột, bỏ cái. Trong khi đó, các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất đều nằm trong xác thực phẩm.
  • Không cho hoặc cho bé ăn rất ít chất béo từ dầu mỡ khiến bé thiếu năng lượng, chậm tăng cân.

 

 Cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm

Cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm

 

>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Hâm thức ăn cho bé nhiều lần

    Nhiều cha mẹ vì quá bận rộn với công việc hàng ngày thường có thói quen nấu một nồi cháo hoặc bột và cho bé ăn cả ngày bằng cách hâm nóng lại. Điều này làm giảm chất lượng và mùi vị của thức ăn, đồng thời nếu bảo quản không tốt bé có thể phải đối mặt với tình trạng ngộ độc thức ăn do nhiễm vi khuẩn từ môi trường.

   Do đó, dù bận đến đâu các bậc phụ huynh cũng cần cố gắng nấu thức ăn mỗi bữa cho bé, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm.  

 

Trẻ chậm tăng cân do giảm lượng sữa khi chưa đến 1 tuổi

   Với các bé dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, ăn dặm chỉ là bữa phụ. Việc cha mẹ cắt giảm lượng sữa và cho bé ăn nhiều thức ăn dặm sẽ khiến bé dễ gặp tình trạng:

  • Nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Phân sống.
  • Tiêu chảy.
  • Chán ăn.
  • Kém hấp thu, trẻ chậm tăng cân.
  • Thiếu canxi.
  • Chậm tăng chiều cao.

 

Cha mẹ cho con ăn dặm sai nguyên tắc

   Nhiều cha mẹ cho con ăn dặm sai nguyên tắc mà không biết. Dưới đây là các nguyên tắc ăn dặm đúng - theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia:

  • Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều và tăng dần lượng thức ăn cũng như số bữa ăn theo thời gian. Điều này sẽ giúp dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi từ từ với loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
  •  Cho bé ăn từ lỏng đến đặc và tăng thức ăn thô dần dần.
  • Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút.
  • Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc bế con đi ăn rong.

 

Không cho bé xem tivi trong bữa ăn

Không cho bé xem tivi trong bữa ăn

 

    Cho con ăn, chăm sóc con là một hành trình dài đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì. Hy vọng, bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ có những thông tin bổ ích trong quá trình cùng bé khôn lớn mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Bài viết cùng chủ đề

Những điều cần biết về viêm đường hô hấp ở trẻ em

  Hàng năm cứ đến cuối thu đầu đông, khi thời tiết giao mùa là bệnh viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) ở trẻ nhỏ có nguy cơ bùng phát do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công.

Top 7 sai lầm trong việc nuôi dạy con thường gặp hiện nay

Top 7 sai lầm trong việc nuôi dạy con thường gặp hiện nay là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng nên kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch

Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt sớm

Ngày càng nhiều các cháu có hàm răng lệch lạc và rất nhiều bà mẹ rất băn khoăn về tình trạng này của con mình.

Bí quyết để chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh

Để trẻ luôn khỏe mạnh, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe, massage, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ rau quả tươi cho trẻ mỗi ngày.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? – Nguyên tắc “vàng” giúp mẹ chăm con khôn lớn và khỏe mạnh

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? – Nguyên tắc “vàng” giúp mẹ chăm con khôn lớn và khỏe mạnh

Nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn cho rằng do cơ thể bé kém hấp thu hoặc do cơ địa của trẻ như vậy nên những đứa con nhỏ của họ dù ăn nhiều vẫn gầy yếu, còi cọc. Thực tế chỉ đúng một phần. Vậy chính xác vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi