Tại sao bạn bị nám da? Trị nám da bằng cách nào?

Cập nhập: Thứ hai, 24/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nám da là một tình trạng mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng đều không muốn gặp phải. Những vết nám xuất hiện khiến cho làn da không còn giữ được vẻ đẹp vốn có, đồng thời làm nữ giới trở nên tự ti, mặc cảm hơn về vấn đề tuổi tác, ngoại hình. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nám da, cũng như các cách trị nám da hiệu quả nhé!

 

Tại sao bạn bị nám da

Tại sao bạn bị nám da? Trị nám da bằng cách nào?

 

Nguyên nhân gây nám da là gì?

   Nám da là tình trạng sắc tố melanin tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định của da, khiến vị trí đó trở nên sẫm màu hơn với phần còn lại. Có những người chỉ bị một vài chấm nhỏ, nhưng cũng có người lại bị một vùng lớn, chủ yếu là ở khu vực hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán.

   Nguyên nhân đứng sau tình trạng tăng sắc tố này có thể kể đến như:

  • Ánh sáng mặt trời: Vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ xuất hiện nám cao hơn so với các vùng da được che chắn sau lớp quần áo. Đây là cơ chế tự bảo vệ của da trước tác động của tia UV, thúc đẩy sản sinh melanin nhiều hơn. Nếu tình trạng này lặp lại quá thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nám da.
  • Ảnh hưởng của môi trường như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín, than đá…. ví dụ Acetone trong ngành làm nail hoặc khói hàn chì trong công nghệ điện tử.
  • Tăng sắc tố sau viêm: Da sản sinh melanin quá mức do phản ứng viêm xuất hiện sau khi điều trị các bệnh về da (viêm da, mụn, trứng cá, bỏng,...) hoặc các tác dụng phụ sau khi thực hiện các thủ thuật như lột da.
  • Rối loạn nội tiết tố làm cho lượng sắc tố melanin trong cơ thể tăng nhanh gây ra hiện tượng nám da. Do đó, phụ nữ có thai, tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai sẽ rất dễ bị nám hơn bình thường.
  • Dùng mỹ phẩm không đúng cách: Ít bôi kem chống nắng, hoặc bôi không đủ để bảo vể da, sử dụng những loại mỹ phẩm kém chất lượng, hoặc dùng mỹ phẩm bị trộn corticoid trong thời gian dài khiến da bị tổn thương,...
  • Dùng thuốc gây cảm ứng với ánh nắng như Tetracycline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin…
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.
  • Thường xuyên lo lắng, buồn rầu, mất ngủ, stress kéo dài,...

 

Tia UVB là tác nhân gây ra phần lớn các trường hợp nám da

Tia UVB là tác nhân gây ra phần lớn các trường hợp nám da

 

Trị nám da bằng cách nào?

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để trị nám da, giúp làm mờ các mảng tăng sắc tố và khiến da đều màu hơn. Các phương pháp trị nám có thể kể đến như:

Điều trị nám bằng thuốc

   Hydroquinone là loại thuốc thường được sử dụng nhất để điều trị nám da. Hydroquinone được bào chế dưới dạng kem dưỡng da, kem hoặc gel, và sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên các vùng da bị sẫm màu giúp những vị trí này trở nên sáng màu hơn.

  Các loại kem, nước thơm hoặc gel có chứa tretinoin cũng có thể giúp làm mờ các mảng nám. Có một số loại kem được kết hợp giữa hydroquinone và tretinoin, cùng với nhiều thành phần khác để giúp tăng hiệu quả trị nám.

Điều trị nám bằng cách peel da

   Peel da trị nám là phương pháp giúp thúc đẩy sự thay đổi tế bào, đào thải sắc tố melanin, đồng thời làm tăng tốc độ sản sinh các tế bào mới, tăng sản xuất collagen và phục hồi làn da bị tổn thương. Tuy nhiên, sau quá trình peel da, bạn sẽ cần dưỡng da, và không nên quá lạm dụng phương phày.

Điều trị nám bằng laser

   Điều trị nám da bằng laser là phương pháp sử dụng tia laser để phá vỡ sắc tố melanin gây nám, tàn nhang hay đồi mồi trên da. Năng lượng laser sẽ làm cho melanin phân huỷ thành hàng tỷ các mảnh vụn và làm bốc hơi hắc sắc tố chỉ trong thời gian ngắn. Phương pháp này khá an toàn vì chỉ tác dụng trên bề mặt da, không gây tổn thương tới hệ thần kinh, mạch máu dưới da.

Trị nám bằng phương pháp dân gian

  • Bạn hãy cắt cà chua thành các lát mỏng và đắp trực tiếp lên mặt trong thời gian 15 phút. Mỗi tuần, bạn nên thực hiện 3 buổi sẽ thấy được hiệu quả tích cực hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép cà chua lấy nước rồi dùng bông thấm nước cốt thoa nên mặt.
  • Sự kết hợp giữa nước vo gạo và nha đam có thể làm mờ các vết sạm, nám da. Bạn chỉ gần trộn chúng lại với nhau, rồi thoa đều lên da trước khi đi ngủ và để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn hãy rửa mặt sạch, nhẹ nhàng với nước ấm.
  • Bạn hãy lấy đậu xanh luộc đến khi mềm và nghiền nhuyễn cùng chút nước, sau đó đắp lên mặt, nhất là những vị trí bị nám và tàn nhang. Để yên trong khoảng 15 phút để hỗn hợp khô lại, sau đó bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm và bắt đầu thực hiện các bước chăm sóc da bình thường.
  • Dùng sữa chua có thể giúp mờ các vết nám da nhờ có chứa acid lactic. Bạn hãy dùng sữa chua không đường bôi trực tiếp nên da hoặc trộn với yến mạch để trên da trong tầm 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm, duy trì khoảng 3 lần/ tuần.

 

Dùng laser là phương pháp trị nám khá an toàn

Dùng laser là phương pháp trị nám khá an toàn

 

Cách phòng ngừa nám da tái phát

   Tình trạng nám vẫn có thể quay trở lại sau khi bạn điều trị nám da thành công. Để ngăn ngừa tình trạng này tái phát, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, hãy dùng đủ lượng kem, và nên dùng loại kem có SPF từ 50 trở lên để bảo vệ da tốt nhất.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nước ép rau củ quả để giúp bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, để bảo vệ làn da.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng, stress.
  • Sử dụng những loại mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không dùng các loại kem trộn trôi nổi trên mạng.
  • Chăm sóc da đúng cách, đủ các bước để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da, giúp giữ cho da sạch và khỏe mạnh, tránh bị mụn trứng cá.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào có ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể ( ví dụ như thuốc tránh thai) .

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân gây nám da, cũng như cách trị nám và phòng ngừa tái phát. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tác dụng của rau bina là gì? Rau bina nấu món gì ngon?

Trong các cuốn sách hoặc chương trình nói về dinh dưỡng, các chuyên gia thường xuyên khuyên chúng ta nên bổ sung rau bina trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy loại rau này có tác dụng gì?

Cách chọn kem chống nắng cho da dầu, da khô, da nhạy cảm, da mụn…

Dù da bạn thuộc tuýp nào đi nữa thì nó cũng cần được bảo vệ mỗi ngày bằng kem chống nắng. Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cách chọn kem chống nắng cho da dầu, da khô, da nhạy cảm, da mụn… sao cho hợp lý nhất.

Tiêm filler có tác dụng gì? Có an toàn hay không và cần lưu ý những gì?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của tiêm filler, cũng như tính an toàn và những lưu ý trước khi thực hiện nhé!

Nhiệt miệng là gì? Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả

 Nếu đang bị đau đớn, khó chịu do nhiệt miệng, bạn hãy dành ra 5 phút đọc bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân gây nhiệt miệng và  cách khắc phục.

7 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da và cách làm đúng

7 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da và cách làm đúng. Mời các bạn theo dõi!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà