Tầm quan trọng và những lưu ý cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Cập nhập: Thứ ba, 04/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu bạn đang tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì bài viết này là những gì bạn đang tìm kiếm. Chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin như tầm quan trọng, thời điểm nên làm xét nghiệm, quy trình thực hiện và lưu ý cần biết… về loại xét nghiệm này. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Tầm quan trọng và những lưu ý cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tầm quan trọng và những lưu ý cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

 

Vai trò của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

    Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không? Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bạn sẽ có đáp án sau khi biết được tầm quan trọng của loại xét nghiệm này.

Thứ nhất, mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ

    Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO), có đến 16% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng cao đối với những đối tượng như:

  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) >30.
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4kg trở lên.
  • Trong gia đình có bố/mẹ/anh/chị/em bị tiểu đường.

Thứ hai, tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều tác hại với cả mẹ và con

   Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi không phát hiện và điều trị hiệu quả. Cụ thể:

     Những bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ nếu không phát hiện sớm và có phương pháp cải thiện hiệu quả có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu, tăng huyết áp, đa ối, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu. Về lâu dài, họ có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị tăng cân quá mức và béo phì sau khi sinh.

 

Tiểu đường thai kỳ khiến thai phụ tăng nguy cơ bị cao huyết áp

Tiểu đường thai kỳ khiến thai phụ tăng nguy cơ bị cao huyết áp

 

    Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì thai nhi có thể tăng trưởng quá mức và thai to. Trẻ có nguy cơ tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh, hạ glucose huyết tương, thậm chí là hội chứng nguy kịch hô hấp và có thể tử vong ngay sau khi sinh. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn những đứa trẻ sinh ra khi mẹ không mắc tiểu đường thai kỳ (nguy cơ tiểu đường và tiền tiểu đường tăng gấp 8 lần khi 19-27 tuổi). Chúng cũng có nguy cơ rối loạn tâm thần - vận động.

   Vì vậy, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng. Nó giúp mẹ bầu phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả, giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó gây ra.

 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

   Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khi thai được 24 - 28 tuần tuổi. Đây là thời điểm nhau thai có sự phát triển đầy đủ nhất, đề kháng insulin giảm, tăng phân giải glycogen ở gan thành glucose, khả năng dung nạp glucose ở mô ngoại vi giảm. Những điều này sẽ khiến đường huyết của thai phụ tăng cao.

   Tuy nhiên, dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ trong các lần khám thai định kỳ, bác sĩ có thể điều chỉnh các mốc thời gian nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khác nhau. Ví dụ, với mẹ bầu có kết quả xét nghiệm đường huyết, chỉ số HbA1c bình thường ở tuần 24-28 nhưng có thai nhi quá lớn so với tuổi thai thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị làm lại xét nghiệm này 1 lần nữa ở tuần thứ 30.

 

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24-28

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24-28

 

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Có hai hình thức xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với các quy trình khác nhau.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

  • Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm, trong thời gian này thai phụ chỉ uống nước lọc.
  • Làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Uống 75g Glucose, sau đó, vào các mốc thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống thì tiến hành lấy máu tĩnh mạch kiểm tra đường huyết.
  • Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu 1 trong 3 chỉ số dưới đây bất thường:
  1. Đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).
  2. Đường huyết ≥ 180mg/dL (10.0 mmol/L) vào mốc 1 giờ.
  3. Đường huyết ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L) vào mốc 2 giờ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

  • Thai phụ uống Glucose 50g rồi đợi 1 giờ sau tiến hành đo đường huyết (trước đó thai phụ không cần nhịn đói). Nếu đường huyết >130 mg/dL (7.2mmol/L) thì thai phụ sẽ làm bước thứ hai.
  • Thai phụ nhịn đói tối thiểu 8 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm. Thai phụ sẽ uống 100g Glucose pha cùng 250 - 300ml nước. Máu xét nghiệm được lấy vào các mốc thời gian là khi đói, 1, 2, 3 giờ sau khi uống glucose.

 

 Thai phụ cần nhịn đói, chỉ uống nước lọc tối thiểu 8 tiếng trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thai phụ cần nhịn đói, chỉ uống nước lọc tối thiểu 8 tiếng trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

 

Một số lưu ý cần biết khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

  • Thai phụ không cần phải thay đổi chế độ ăn, ngủ trước khi làm xét nghiệm, chỉ cần nhịn đói đủ theo hướng dẫn.
  • Trong quá trình uống đường, nếu nôn thì kết quả sẽ bị hủy và làm lại xét nghiệm vào hôm khác.
  • Thời gian nhịn đói trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khá dài. Vì vậy, thai phụ nên mang theo đồ ăn nhẹ để ăn ngay sau khi lấy máu xét nghiệm lần cuối cùng.

 

Cần làm gì nếu bị tiểu đường thai kỳ?

Nếu đã làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và phát hiện bệnh sớm, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Khi thực hiện theo các phương pháp sau, bệnh sẽ được cải thiện tốt:

  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
  1. Giảm ăn tinh bột, chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không uống rượu bia.
  2. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, khoảng 5-6 bữa trong ngày.
  3. Xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin, chất khoáng như các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những loại quả quá ngọt như: Chuối, mít, na…
  • Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp: Mẹ bầu nên tăng cường vận động với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga, đồng thời kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai.

     Như vậy, làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Các mẹ hãy đi kiểm tra ngay khi thai nhi được 24-28 tuần tuổi nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Rau đắng có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau đắng được không?

Rau đắng là loại thực phẩm thường được sử dụng để nấu các món ăn như cháo cá lóc, canh cá rô hoặc xào với thịt bò, nấm rơm… Không chỉ tạo ra những món ăn ngon, mà rau đắng còn có rất nhiều lợi ích với  sức khỏe.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như thế nào?

Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO), tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Bệnh không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của bé.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho các bà bầu

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và đâu là những loại thực phẩm cần tránh

Một số phụ nữ khi mang thai có thể bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bầu.

Tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hoặc một số trường hợp khác, bạn sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Điều này giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường, để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến não bộ

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến não bộ

Tình trạng đường huyết tăng cao hoặc không ổn định không chỉ khiến bệnh nhân tiểu đường mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, giảm chất lượng sống,... mà nguy hiểm hơn, nó còn gây ra nhiều biến chứng tại tim, gan, thận, mắt,... đặc biệt là não.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi