Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Cập nhập: Thứ năm, 25/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo các báo cáo, cứ mỗi 3 giây lại có thêm 1 người mắc sa sút trí tuệ, và mỗi năm có thêm gần 10 triệu ca mắc mới. WHO dự báo tới năm 2030, số người mắc có thể lên đến 82 triệu, và cán mốc 152 triệu vào năm 2050. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn xã hội.

   Các nghiên cứu mới đây cho thấy, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, cụ thể là với Alzheimer và Parkinson. Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

 

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là gì?

    Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một hội chứng xảy ra do não bộ bị suy giảm chức năng, bao gồm cả ghi nhớ, suy nghĩ, hành vi và điều khiển các hoạt động bình thường. Nguyên nhân chính là do tế bào thần kinh bị chết đi, kéo theo việc làm đứt các kết nối giữa chúng.

   Sa sút trí tuệ có nhiều dạng khác nhau, trong đó, thường gặp nhất là bệnh Alzheimer, tiếp theo là Parkinson. Bệnh Alzheimer chiếm tới 60 - 70% các trường hợp sa sút trí tuệ, thường được bắt gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh có các biểu hiện như: suy giảm trí nhớ, khả năng học hỏi, tư duy, khả năng giao tiếp, phối hợp vận động, và không còn tự chăm sóc được bản thân,...

    Sự thoái hóa tế bào thần kinh trong não ở người bệnh Parkinson lại dẫn đến việc thiếu hụt dopamine, làm rối loạn chức năng vận động. Người bệnh có biểu hiện chậm chạp, không kiểm soát được cơ bắp, đi lại khó khăn, chân tay bị run, cứng. Ở giai đoạn muộn, người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề về trí nhớ, đọc, viết,...

    Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không chỉ tác động đến bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hiện nay, y học đã có nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm tìm cách làm chậm sự phát triển của tình trạng này. Trong đó, tập thể dục thường xuyên được coi là cách đơn giản nhất.

 

Alzheimer và Parkinson là hai tình trạng sa sút trí tuệ thường gặp

Alzheimer và Parkinson là hai tình trạng sa sút trí tuệ thường gặp

 

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

   Chúng ta đều biết rằng, tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Nó giúp làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, giảm đường huyết, huyết áp và phòng ngừa loãng xương,...

  Mới đây, các nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, như Alzheimer và Parkinson.

  Trong một nghiên cứu đặc đăng tải trên tạp chí Nature Metabolism, các chuyên gia tại Trường Y Harvard cho biết, hợp chất irisin, được tiết ra bởi cơ bắp khi tập thể dục, có thể giúp cải thiện bệnh Alzheimer.

   Irisin được phát hiện lần đầu vào năm 2012, và được cho là một loại hormone mới, có ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và một số hoạt động khác của cơ thể. Khi động vật thí nghiệm bị can thiệp làm giảm irisin, các nhà nghiên cứu nhận thấy những động vật này bị suy giảm chức năng nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

  Ngược lại, việc tăng nồng độ irisin trong máu giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm viêm thần kinh ở động vật thí nghiệm mắc bệnh Alzheimer. Khả năng chống viêm thần kinh của irisin có được là nhờ tác động lên tế bào thần kinh đệm trong não.

   Các tác giả cũng cho biết, irisin không nhắm trực tiếp vào các mảng amyloid, mà tác động vào chứng viêm thần kinh, nhờ đó bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hủy hoại. Thế nên, nó cũng có thể có hiệu quả đối với các bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi do thoái hóa thần kinh, ngoài bệnh Alzheimer.

 

Tập thể dục giúp giảm tình trạng viêm thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức

Tập thể dục giúp giảm tình trạng viêm thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức

 

   Trong một bài báo khác được đăng trên tạp chí Medical News Today vào ngày 22/5, các tác giả cũng kết luận, tập thể dục giúp cung cấp sự bảo vệ trước căn bệnh Parkinson.

   Theo đó, các nhà khoa học tại Pháp đã theo dõi hơn 90.000 phụ nữ trong gần 3 thập kỷ, để đánh giá tác động của các hoạt động thể lực với nguy cơ phát triển Parkinson.

    Giáo sư Alexis Elbaz, tại Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Paris, Pháp cho rằng, các hoạt động thể chất giúp trì hoãn sự khởi phát của Parkinson, và làm chậm quá trình phát triển của bệnh lý này. Những người tập thể dục nhiều có thể giảm đến 25% nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

    Điều này là do tập thể dục giúp làm giảm hoạt động của các tế bào microglia, các tế bào miễn dịch của hệ thần kinh. Sự hoạt động quá mức của các tế bào này sẽ gây ra tình trạng viêm, khiến tế bào thần kinh trong não bị phá hủy, từ đó dẫn đến chứng sa sút trí tuệ như Parkinson, hay Alzheimer.

   Các nghiên cứu cũng tìm ra một số cơ chế bảo vệ khác với não bộ của việc  tập thể dục thường xuyên. Đó chính là làm thay đổi cách não bộ chuyển hóa sắt, giảm hàm lượng sắt dự trữ trong não và giảm các khối alpha-synuclein có liên quan đến thoái hóa thần kinh.

   Đồng thời, các hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng BDNF (yếu tố dinh dưỡng thần kinh) và IGF (yếu tố tăng trưởng). Hai chất này giúp kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh mới cũng như tăng cường kết nối giữa chúng.

   Theo đó, chỉ với 6 phút tập thể dục cường độ cao mỗi ngày, cũng có thể giúp trì hoãn sự phát triển của cả Alzheimer và Parkinson. Các hoạt động như đạp xe, yoga cũng có tác dụng tương tự.

    Từ đây, các chuyên gia đã đưa ra nhận định, tập thể dục mạnh trong 20 phút mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, hoặc tập vừa phải trong 40 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần là sự lựa chọn tốt nhất để đối phó với chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

 

Tập thể dục giúp tăng cường sản sinh các tế bào thần kinh mới và liên kết thần kinh

Tập thể dục giúp tăng cường sản sinh các tế bào thần kinh mới và liên kết thần kinh

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

U não ác tính có chữa được không? Hy vọng từ virus tiêu diệt ung thư và liệu pháp miễn dịch

U não ác tính có chữa được không? - nghiên cứu cho thấy, kết hợp virus tiêu diệt ung thư và liệu pháp miễn dịch có hiệu quả điều trị u não ác tính

Top 9 lợi ích của việc tập thể dục có thể bạn chưa biết

Top 9 lợi ích của việc tập thể dục có thể bạn chưa biết? Cùng tìm hiểu nhé

Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là lão hóa, gốc tự do, căng thẳng, stress, mất ngủ, lạm dụng chất kích thích, thiếu hụt dinh dưỡng...

Tập thể dục - Lợi ích tuyệt vời và những lưu ý cần biết

Tập thể dục - Lợi ích tuyệt vời và những lưu ý cần biết

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà