Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Cập nhập: Thứ năm, 29/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Lá gan của chúng ta làm việc liên tục để thanh lọc, giải độc cho cơ thể, lưu trữ vitamin, khoáng chất và tạo ra nhiều protein quan trọng. Vậy nhưng, nó lại là cơ quan dễ bị nhiễm độc nhất. Để có thể duy trì sức khỏe tốt, chúng ta cần có biện pháp giải độc gan hiệu quả. Và dùng tỏi tươi mỗi ngày là một trong những phương pháp hiệu quả, đơn giản mà ít ai ngờ đến. 

 

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

Tỏi - Thực phẩm giải độc gan và mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe

 

Tỏi có tác dụng gì với lá gan?

    Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến gan của chúng ta nhiễm độc. Có thể kể đến như rượu bia, thuốc lá, cà phê, các thuốc điều trị, không khí ô nhiễm, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất…  Trong khi đó, gan lại là cơ quan thải độc chính của cơ thể và có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu chức năng của nó bị suy giảm, hoạt động thải độc sẽ bị suy yếu, sức khỏe giảm sút. Lúc này, chúng ta cần có phương pháp giải độc gan hiệu quả mỗi ngày.

    Và ăn tỏi là 1 trong những phương pháp đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện.

     Tỏi (Allium sativum) là 1 loài thực vật thuộc họ hành, thường được dùng để chế biến nhiều món ăn hàng ngày. Củ tỏi cũng là 1 vị dược liệu được dùng trong y học cổ truyền. Nó có vị cay, tính ấm, quy vào hai kinh là tỳ và vị, thường được dùng để sát trùng, kiện tỳ vị, trừ đờm chỉ ho, giải độc, lợi niệu tiêu phù…

     Các nhà khoa học đã tìm thấy trong tỏi có nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, điển hình như allicin, alliin và ajoene. Các chất này đều có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của gan.

    Một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện năm 2020 để nghiên cứu về tác dụng của tỏi trong cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy: những người dùng 800 mg bột tỏi mỗi ngày trong 15 tuần đã giảm đáng kể mức ALT, AST, cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính so với nhóm dùng giả dược.  51% những người trong nhóm dùng tỏi có sự cải thiện về mức độ nghiêm trọng của việc tích tụ mỡ trong gan.

    Một nghiên cứu khác trên 24.000 người trưởng thành cho thấy những người đàn ông tiêu thụ tỏi sống hơn 7 lần mỗi tuần đã giảm tới 29% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

    Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ tỏi với nguy cơ ung thư gan được thực hiện ở Giang Tô, Trung Quốc, từ năm 2003 đến năm 2010 trên 2.011 trường hợp mắc bệnh ung thư gan và 7.933 đối tượng nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, ăn tỏi sống hai lần trở lên mỗi tuần có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ ung thư gan, so với ăn tỏi sống ít hơn hai lần mỗi tuần.

Vì những tác dụng trên mà tỏi được liệt kê vào danh sách các siêu thực phẩm tốt cho gan mà bạn nên ăn hàng ngày. 

 

Ăn tỏi tốt cho gan

Ăn tỏi tốt cho gan

 

Những tác dụng khác của tỏi đối với sức khỏe con người

    Không chỉ tốt cho gan, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích khác trên sức khỏe con người như:

  • Chống lại cảm lạnh thông thường: Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 cho thấy, chiết xuất tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều này giúp con người chống lại cảm lạnh hiệu quả.  Các hợp chất trong tỏi có đặc tính kháng virus, ngăn chặn virus xâm nhập hoặc nhân lên trong tế bào của bạn.
  • Giảm huyết áp: Một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Một đánh giá năm 2019 cho kết quả: allicin trong tỏi có thể hạn chế sản xuất angiotensin II, một loại hormone làm tăng huyết áp. Nó cũng giúp giãn mạch hiệu quả, từ đó giúp hạ huyết áp. Trong đông y, khi dùng vài nhánh tỏi mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói, sau đó uống chút nước, chút giấm và đường trong 10-15 ngày thì huyết áp sẽ giảm xuống.
  • Giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

 

Ăn tỏi đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Ăn tỏi đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

 

  • Tỏi có thể giúp tăng cường thể lực khi tập thể thao, giảm tình trạng stress oxy hóa và tổn thương cơ khi tập luyện liên tục trong thời gian dài, tăng khả năng cung cấp oxy cho cơ thể trong quá trình tập luyện.
  • Giải độc kim loại nặng trong cơ thể: Allicin trong tỏi có thể giúp giảm lượng chì trong máu và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, việc ăn tỏi cũng được chứng minh có tác dụng bảo vệ nội tạng trước sự tổn thương do kim loại nặng gây ra.
  • Cải thiện sức khỏe của xương: Tỏi có thể làm giảm stress oxy hóa dẫn đến loãng xương. Một nghiên cứu năm 2018 cũng chứng minh việc ăn tỏi trong 12 tuần giúp giảm đau ở phụ nữ bị thoái hóa khớp gối.

    Như vậy, tỏi mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe con người, đặc biệt là tốt cho gan của chúng ta. Do đó, mỗi ngày bạn nên ăn từ 1-2 tép tỏi sống. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, ăn tỏi có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Vì vậy, nếu bạn đang bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn tỏi mỗi ngày nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh nội tiết là gì? Các bệnh nội tiết thường gặp nhất và nơi khám bệnh

Các bệnh nội tiết thường gặp gồm có: tiểu đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, suy sinh dục, suy tuyến yên.

Loãng xương uống thuốc gì?

"Loãng xương uống thuốc gì?" - Các thuốc điều trị loãng xương gồm có: Bisphosphonates, Denosumab, thuốc hormone, và...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà