Top 10 sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn

Cập nhập: Thứ năm, 16/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bình xịt định liều được xem như vật “bất ly thân” của người bệnh hen suyễn. Bởi lẽ, nó là dụng cụ thông dụng và đơn giản nhất hiện nay giúp giải phóng thuốc giãn phế quản vào phổi, cắt cơn hen suyễn cấp. Thế nhưng, chính vì cấu tạo đơn giản nên nhiều bệnh nhân chủ quan, dễ mắc sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn, khiến hiệu quả điều trị không cao. Vậy những sai lầm đó là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

cách sử dụng bình xịt hen suyễn là gì?

Những sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn là gì?

 

Tổng quan về bình xịt định liều

   Bình xịt định liều MDI (MDI - Metered Dose Asthma Inhalers) là dụng cụ được sử dụng để cung cấp nhiều loại thuốc hít trên đường hô hấp theo một lượng định sẵn cho từng liều. Nó thường được chỉ định trong điều trị các bệnh hô hấp, phổ biến nhất là hen suyễn.

   Bình xịt định liều có hình chữ L, gồm 2 phần chính là buồng áp lực bằng nhôm nối gốc van và phần thân bằng vỏ nhựa nối ống van dẫn thuốc có đầu ngậm. Thuốc được chứa trong buồng áp lực ở dạng dung dịch hoặc hỗn dịch cùng với chất khí đẩy, chất bảo quản và chất hoạt động bề mặt.

   Nguyên lý hoạt động của bình xịt định liều là người dùng ấn buồng áp lực sẽ tạo ra lực đẩy giải phóng thuốc ra ngoài. Do đó, bạn phải phối hợp nhịp nhàng giữa thao tác ấn với nhịp hít thở, đảm bảo hít chậm và sâu tại thời điểm thuốc giải phóng. Thế nhưng thực tế, nhiều bệnh nhân dễ mắc sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

 

Top 10 sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn

   Những sai lầm thường gặp trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn bao gồm:

Bỏ qua hướng dẫn sử dụng

 

sử dụng bình xịt mà bỏ qua hướng dẫn sử dụng

Nhiều bệnh nhân chủ quan, sử dụng bình xịt mà bỏ qua hướng dẫn sử dụng

 

   Một số bệnh nhân chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần ấn 1 vài nhát là được. Tuy nhiên, mỗi một dụng cụ bình xịt đều có cách sử dụng riêng. Trước khi ấn, người bệnh cần phải chuẩn bị bình xịt, lắc lọ thuốc trong 5 giây rồi mới đặt vào trong ống.

   Nếu người bệnh bỏ qua hướng dẫn sử dụng, họ sẽ dễ quên các thao tác chuẩn bị bình xịt, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Quên lắc bình xịt hen suyễn

   Bình xịt hen suyễn chứa thuốc điều trị và cả “chất đẩy” giúp đẩy thuốc vào trong phổi. Động tác lắc ống giúp trộn đều các thành phần, đảm bảo liều lượng phù hợp trước khi người bệnh hít vào phổi.

   Nếu không lắc ống, bạn có thể nhận quá nhiều “thứ này” và quá ít “thứ kia”, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

Vị trí ống thuốc hít hen suyễn chưa đúng

   Bình xịt hen suyễn cần hướng vào phía sau cổ họng để thuốc dễ dàng tiến sâu bên trong đường thở. Thế nhưng, nhiều bệnh nhân thường mắc sai lầm, để phần miệng bình xịt hướng lên trên vòm miệng hoặc hướng xuống lưỡi. Theo đó, lượng thuốc vào phổi bị giảm đi, làm giảm tác dụng của thuốc.

 

vị trí bình xịt chưa đúng

Người bệnh thường không để ý vị trí bình xịt chưa đúng

 

Ngậm bình xịt không chặt

   Đôi khi người bệnh vội vàng, miệng chưa ngậm chặt bình xịt đã ấn giải phóng thuốc. Sai lầm này khiến thuốc bị thoát ra ngoài, không đảm bảo liều lượng.

Sử dụng bình xịt đã hết thuốc

   Sai lầm này xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân hen suyễn. Bởi một số chất đẩy vẫn còn trong ống sau khi đã hết thuốc, khiến người bệnh lầm tưởng rằng vẫn còn thuốc và tiếp tục sử dụng.

Quên phun thuốc vào không khí khi sử dụng bình xịt mới

   Nhát hít đầu tiên ở bình xịt mới thường chứa liều hỗn hợp chất đẩy và thuốc với tỉ lệ chưa tối ưu. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên người bệnh thực hiện động tác lắc khoảng 4 lần với thời gian lắc mỗi lần tầm 5 giây rồi phun bỏ liều thuốc đầu. Thế nhưng, nhiều người bệnh hay có thói quen cầm vào ống là hít luôn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Quên kiểm tra vật lạ

   Các vật lạ như hạt bụi mắc vào lỗ mở bình xịt có thể bắn vào phổi nếu không loại bỏ nó ra ngoài, tăng nguy cơ tổn thương phổi. Vì vậy, người bệnh thường được dặn nên quan sát bên trong phần mở của ống thuốc trước mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên cũng có nhiều người quên việc này.

 

Kiểm tra vật lạ rất cần thiết khi sử dụng bình xịt hen suyễn

Kiểm tra vật lạ rất cần thiết khi sử dụng bình xịt hen suyễn

 

Hít thở quá muộn hoặc quá sớm

   Các loại thuốc hít thường giải phóng trong vòng chưa đầy nửa giây. Theo đó, nếu người bệnh hít vào quá chậm, lượng thuốc điều trị có thể dính vào miệng và cổ họng thay vì đi xuống phổi. Mặc khác, nếu bạn hít đầy không khí vào phổi trước khi ấn bình xịt, phổi sẽ không có chỗ cho thuốc nữa. Đây cũng chính là một sai lầm làm giảm hiệu quả của thuốc.

Không thở ra trước khi ấn ống thuốc

   Để phổi hấp thụ tối đa thuốc từ bình xịt, người bệnh cần thở ra hoàn toàn trước khi xịt thuốc. Thế nhưng, nhiều người hay quên thao tác này, lượng không khí vẫn còn chiếm chỗ trong phổi, làm giảm quá trình hấp thụ thuốc.

Thở ra quá nhanh

   Bình thường sau khi hít thuốc xong, người bệnh sẽ được dặn nín thở trong khoảng 5-10 giây để các hoạt chất bám lại ở phổi và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nhiều người hay mắc sai lầm, vừa hít xong đã thở ra luôn, khiến các hoạt chất bị thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

   Trên đây là những sai lầm trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn mà người bệnh hay mắc phải. Để đạt hiệu quả điều trị tối đa, bạn cần tránh những sai lầm đó và sử dụng bình xịt đúng cách.

 

Cách sử dụng bình xịt hen suyễn

   Nguyên tắc chung sử dụng bình xịt hen suyễn cụ thể là bình xịt định liều MDI cho lần đầu tiên là cần phải chuẩn bị ống hít:

- Lắc đều lọ thuốc trong năm giây.

- Đặt lọ thuốc vào trong bình xịt bằng cách dùng ngón trỏ ấn đáy lọ thuốc xuống, lưu ý bạn cần giữ xa mặt để tránh thuốc vào mắt.

- Tiếp tục nhấn lọ xuống ba lần nữa để sẵn sàng sử dụng.

   Sau khi dùng bình xịt lần đầu tiên, bạn không cần phải mồi lại thuốc trừ khi không sử dụng lọ thuốc hay bình xịt trong hai tuần trở lên.

   Sau khi chuẩn bị xong bình xịt, bạn hãy:

- Tháo nắp ống ngậm và kiểm tra bên trong để đảm bảo thông thoáng, không có vật lạ trong bình xịt.

- Lắc mạnh bình xịt trong khoảng năm giây.

- Giữ bình xịt thẳng đứng bằng ngón tay trỏ đặt trên đáy của lọ thuốc và ngón tay cái hỗ trợ bên dưới cùng của ống.

 

Cách sử dụng bình xịt hen suyễn

Cách sử dụng bình xịt hen suyễn

 

- Thở ra bình thường qua miệng.

- Đặt ống ngậm giữa hai hàm răng và ngậm chặt môi xung quanh ống. Lưu ý, bạn điều chỉnh để lưỡi không chặn lối mở của ống ngậm của bình xịt.

- Nhấn ngón trỏ xuống đáy của lọ thuốc để nhả thuốc và cùng lúc thực hiện một nhát hít thở sâu và chậm qua miệng cho đến khi phổi được lấp đầy hoàn toàn, có thể sẽ mất ba đến năm giây.

- Nín thở để giữ thuốc trong phổi trong khoảng 5 đến 10 giây trước khi thở ra.

- Kết thúc bằng cách tháo bình xịt khỏi miệng và đậy nắp ống ngậm.

   Nếu cần một nhát thứ hai, bạn hãy đợi khoảng 15 đến 30 giây giữa các nhát. Lặp lại từ bước lắc mạnh bình xịt một lần nữa trước khi phun nhát tiếp theo.

   Khi sử dụng thuốc xịt, bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn, cơn hen cấp được khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên, các thuốc tây y chỉ giải quyết triệu chứng, còn nguyên nhân kích hoạt cơn cấp bùng phát lại không có tác động. Theo đó, cơn hen cấp dễ dàng tái phát trở lại. Vậy có cách nào giảm nguy cơ xuất hiện cơn khó thở cho người bệnh hen suyễn hay không?

 

Biện pháp phòng ngừa cơn hen cấp tính xuất hiện

   Cơn hen cấp xuất hiện khi gặp chất kích thích như khói thuốc lá, bụi, phấn hoa, lông động vật, khí thải… Chúng xâm nhập và tấn công vào phổi,  khiến bộ phận này bị tổn thương, nhiễm độc. Hậu quả là đường dẫn khí bị viêm nhiễm, sưng phù lên, tăng co thắt và tiết dịch nhầy, gây cản trở không khí đi vào phổi, khiến người bệnh bị khó thở, ho, tức ngực…

 

Phổi bị nhiễm độc

Phổi bị nhiễm độc gây kích hoạt cơn hen cấp

 

   Nhiễm độc phổi vừa là nguyên nhân hình thành bệnh hen suyễn, vừa là yếu tố kích hoạt cơn hen cấp tái phát liên tục. Do vậy, để kiểm soát bệnh hen suyễn, phòng ngừa cơn khó thở xuất hiện, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp dưới đây:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng cơn hen đều đặn hàng ngày.
  • Tránh xa các yếu tố kích thích, thúc đẩy cơn hen cấp xuất hiện bằng cách: Không nuôi động vật trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, nên sử dụng máy hút bụi hoặc máy lọc không khí nếu có điều kiện… 
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, sử dụng bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường độc hại…
  • Giải độc phổi: Đây là biện pháp rất quan trọng cho người bệnh hen suyễn. Khi được giải độc, phổi sẽ khỏe mạnh trở lại, chức năng trao đổi khí diễn ra bình thường. Qua đó, cơn hen cấp cũng được phòng ngừa hiệu quả. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp người bệnh thực hiện việc này!

 

BoniDetox - Giải pháp giúp phòng ngừa cơn hen cấp đến từ Mỹ

   BoniDetox là sản phẩm được công ty Botania nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Với các cơ chế tác dụng đặc biệt như:

  • Giải độc và phục hồi chức năng phổi nhờ nhóm thảo dược  cam thảo Italia, lá oliu, xuyên tâm liên, Baicalin trong hoàng cầm.
  • Bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân có hại nhờ cúc tây và xuyên bối mẫu.
  • Giảm ho, đờm, khó thở nhờ tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh.
  • Tăng sức đề kháng cho phổi, giảm nguy cơ ung thư nhờ Fucoidan trong tảo nâu Nhật Bản.

   BoniDetox vừa giúp giảm triệu chứng vừa tăng sức khỏe cho phổi, phòng ngừa hiệu quả cơn hen cấp xuất hiện.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết những sai lầm thường gặp trong cách sử dụng bình xịt hen suyễn, cũng như biết thêm giải pháp ngăn ngừa cơn hen cấp xuất hiện nhờ BoniDetox của Mỹ. Nếu cần tư vấn gì khác, mời bạn đọc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniDetox - Thực phẩm giúp bảo vệ lá phổi một cách toàn diện

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn sản phẩm BoniDetox giúp bảo vệ lá phổi một cách toàn diện. Mời các bạn cùng đón đọc!

Giải đáp những thắc mắc về bụi mịn, cách bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm

Bạn đã hiểu hết về bụi mịn chưa hay mới đang dừng ở mức độ quan tâm? Bụi mịn là gì, chúng gây hại như thế nào và chúng ta cần làm gì?

Cái giá phải trả khi dùng thuốc giảm đau gút cấp “vô tội vạ”

Cái giá phải trả khi dùng thuốc giảm đau gút cấp “vô tội vạ”

Người bị mất ngủ buổi sáng nên ăn gì để khỏe khoắn và tỉnh táo hơn?

Người bị mất ngủ buổi sáng nên ăn gì để khỏe khoắn và tỉnh táo hơn?

BoniDetox có gây tác dụng phụ như thuốc tây điều trị viêm phế quản mãn tính không?

Tôi bị bệnh viêm phế quản mãn tính, tôi đã sử dụng thuốc tây liên tục nhiều năm nay nhưng tôi nghe nhiều người nói rằng thuốc tây rất nhiều tác dụng phụ không nên sử dụng lâu dài. Bản thân tôi thấy rằng tôi đã phải đổi thuốc nhiều lần vì nhờn thuốc, dùng thuốc tây tôi hay bị mệt mỏi, nhịp tim nhanh và đau dạ dày nên tôi rất sợ
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Những triệu chứng và xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Những triệu chứng và xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh rất nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong lên đứng thứ 4 trong những bệnh gây tử vong cao nhất Việt Nam. Nếu kịp thời được chẩn đoán và điều trị không những giúp giảm thiểu được tỉ lệ tử vong mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi