Viêm phế quản cấp có chữa khỏi được không?

Cập nhập: Thứ năm, 01/09/2022

Mục lục [Ẩn]

 

    Thời tiết giao mùa hay trời chuyển lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, cảm lạnh, viêm phổi… Trong đó, viêm phế quản cấp là bệnh hay gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Vậy viêm phế quản cấp có điều trị dứt điểm được không? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

 

Viêm phế quản cấp có chữa khỏi được không?

Viêm phế quản cấp có chữa khỏi được không?

 

Viêm phế quản cấp là gì?

    Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của đường hô hấp do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân độc hại (khói thuốc, khói bụi, khí độc hại…) gây ra. Điều này dẫn tới lớp tế bào mặt trong ống phế quản bị tổn hại, tổ chức dưới niêm mạc bị phù nề, làm co thắt các cơ trơn và tiết dịch vào ống phế quản, gây nên hiện tượng như tiết dịch đờm, ho, thở khò khè...

 

Bệnh lý viêm phế quản cấp

Bệnh lý viêm phế quản cấp

 

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp:

- Ho: thường xảy ra liên tục và kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm. Khi ho thường kèm theo các triệu chứng đau tức ngực, chảy nước mũi.

- Đờm: Phản ứng viêm sẽ gây tăng tiết dịch đờm. Đờm có thể có màu xanh, màu vàng hoặc màu trắng đục.

- Thở khò khè: Thành phế quản khi viêm sẽ bị sưng, phù nề gây hẹp lòng phế quản, không khí đi qua đi lại khe hẹp sẽ gây phát ra tiếng khò khè.

- Sốt: Đa số bệnh nhân đều bị sốt, sốt có thể thành cơn hoặc sốt liên tục.

- Một số triệu chứng khác: Khó thở, thở nhanh. Các triệu chứng này ít phổ biến hơn, người bệnh cần sớm thăm khám để chẩn đoán phân biệt viêm phế quản cấp với các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác tại đường hô hấp.

 

Viêm phế quản cấp có chữa khỏi được không?

  Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp khi được điều trị tích cực sẽ khỏi sau 2 - 3 tuần. Các loại thuốc thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp gồm:

Điều trị triệu chứng:

- Thuốc giảm ho: Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể giúp tống đờm, dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên nếu người bệnh ho quá nhiều dẫn tới nôn ói, mất ngủ, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc long đờm, loãng đờm trong trường hợp đờm đặc hoặc khó khạc đờm. Các thuốc giảm ho cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý sử dụng vì như vậy sẽ kìm hãm sự long đờm khiến việc phục hồi bị chậm trễ.

- Thuốc làm loãng đờm: Phổ biến trên thị trường hiện nay có acetylcystein, bromhexin, carbocystein…

- Thuốc khí dung giãn phế quản: Giúp giảm triệu chứng khò khè, khó thở. Tuy nhiên chỉ sử dụng tại các cơ sở y tế, có sự kiểm soát của bác sĩ.

- Thuốc hạ sốt: Dùng khi sốt cao từ 38,5 độ trở lên. Có hai loại thuốc hạ sốt quan trọng là paracetamol và ibuprofen, riêng ibuprofen chỉ dùng khi có hướng dẫn từ bác sĩ.

Điều trị nguyên nhân:

    Hơn 90% viêm phế quản cấp là do virus do đó trong nhiều trường hợp, viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh.

    Liệu pháp kháng sinh chỉ được sử dụng ở những trường hợp viêm phế quản cấp do vi khuẩn hoặc viêm phế quản cấp xuất hiện biến chứng bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

 

Viêm phế quản cấp là bệnh lý có thể chữa khỏi

Viêm phế quản cấp là bệnh lý có thể chữa khỏi

 

   Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh tự ý điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, không tác động đúng vào nguyên nhân gây bệnh, cộng thêm các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, khói thuốc lá, bụi, khí ô nhiễm… khiến viêm phế quản cấp tái diễn nhiều lần, bệnh chuyển biến thành viêm phế quản mãn tính.

 

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

    Có tới hơn 80% trường hợp viêm phế quản mãn tính có liên quan tới khói thuốc lá. Khói thuốc lá cùng với các tác nhân virus, vi khuẩn, khói bụi, khí thải … là nguyên nhân gây nhiễm độc phổi. Các chất độc đó làm suy yếu hệ thống phòng thủ của phổi (ức chế hệ thống lông chuyển và đại thực bào phế nang), làm tăng tiết đờm nhầy, gây phá hủy mô niêm mạc phế quản… Dần gây ra những tổn thương không hồi phục và hình thành bệnh viêm phế quản mãn tính.

 

Thuốc lá - Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính

Thuốc lá - Nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính

 

    Với người bệnh viêm phế quản mãn tính, các triệu chứng đờm, ho diễn ra thường xuyên, khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, khi có các yếu tố thuận lợi, thường là do bội nhiễm, người bệnh sẽ gặp đợt cấp của viêm phế quản mãn tính với các biểu hiện rầm rộ:

  • Xuất hiện cơn khó thở giống như cơn hen với biểu hiện: Khó thở nhiều, không thở được, không đủ hơi để thở, không thể nói liền mạch mà câu nói bị ngắt quãng thành từng từ kèm theo vã mồ hôi…
  • Ho khạc đờm có mủ, cơn ho dữ dội hơn rất nhiều so với những cơn ho thường ngày của người bệnh.
  • Người bệnh có thể sốt cao hoặc không.
  • Thậm chí, người bệnh có thể tử vong vì suy hô hấp cấp.

    Khác với viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh không được kiểm soát hiệu quả, viêm phế quản mãn tính có thể tiến triển thành một bệnh lý mãn tính đường hô hấp khác còn nguy hiểm hơn, đó là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

 

COPD - Nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới

COPD - Nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới

 

    Để kiểm soát hiệu quả bệnh viêm phế quản mãn tính nói riêng, các bệnh lý mãn tính đường hô hấp nói chung, người bệnh cần một giải pháp giúp giải độc phổi, ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây độc mới.

 

BoniDetox giúp giải độc phổi, ngăn ngừa các tác nhân gây độc mới

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi

    Giúp giải độc phổi, loại bỏ chất độc tích tụ trong phổi, chống oxy hóa và thúc đẩy sự phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ có: Baicalin (chiết xuất từ Hoàng Cầm), lá ô liu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia.

 

Baicalin từ Hoàng cầm giúp giải độc phổi

Baicalin từ Hoàng cầm giúp giải độc phổi

 

    Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus).

Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới

    Đây là những loại thảo dược giúp khôi phục lại chức năng hệ thống phòng thủ của phổi vốn đã bị suy yếu do các tác nhân gây độc.

- Cúc tây giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang, giúp bắt giữ các dị nguyên mới xâm nhập vào phổi.

 

Thảo dược Cúc tây

Thảo dược Cúc tây

 

- Xuyên bối mẫu giúp thúc đẩy sự hoạt động của các lông chuyển, đẩy các dị nguyên ra khỏi đường hô hấp.

Một số loại thảo dược khác

- Giúp giảm triệu chứng ho đờm, ho dai dẳng, khó thở với Tỳ bà diệp, Chiết xuất bạch đàn, Bồ công anh. Các thảo dược này giúp giãn phế quản, giảm viêm đường hô hấp, giảm tiết chất nhầy, làm loãng đờm và kháng khuẩn. Từ đó, người dùng sẽ giảm được những cơn ho, giảm đờm và hít thở dễ dàng hơn.

- Giúp tăng sức đề kháng cho phổi nhờ Fucoidan (chiết xuất từ Tảo nâu Nhật Bản).

    Với 10 loại thảo dược trên, BoniDetox giúp:

  • Kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mãn tính đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen phế quản.
  • Giảm tần suất nhập viện do các đợt cấp tính của bệnh.
  • Giảm các triệu chứng đờm, ho, khó thở, từ đó giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

 

BoniDetox - Sản phẩm dành cho các bệnh lý mãn tính đường hô hấp

BoniDetox - Sản phẩm dành cho các bệnh lý mãn tính đường hô hấp

 

Hành trình đẩy lùi bệnh viêm phế quản mãn tính nhờ BoniDetox của người Nghệ sĩ Nhân Dân

    Bác Lưu Phi Nga, 78 tuổi, ở số 6, ngõ 170, phố Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

 

Hành trình vượt qua căn bệnh viêm phế quản mãn tính của bác Nga

 

    Tham gia nghệ thuật từ những năm 19 tuổi, bác Nga đã nhanh chóng trở thành một nghệ sĩ cải lương được nhiều người biết đến. Năm 1989, bác được nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, tới năm 1997 bác được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Đằng sau ánh hào quang và sự cống hiến miệt mài cho nghệ thuật đó, lại là những tháng ngày bác bị hành hạ bởi những trận viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và cuối cùng khi về già đã chuyển thành căn bệnh viêm phế quản mãn tính vô cùng mệt mỏi. Chia sẻ về quá trình bị bệnh của mình, bác Nga cho hay:

    “Tới năm ngoài 60 tuổi, bác về hưu, lúc đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó chịu, ban đầu là ho và sau đó sốt cao. Bác vào khám tại bệnh viện Việt Tiệp, bác sĩ kết luận bác bị viêm phế quản cấp, nằm viện điều trị kháng sinh 2 tuần bác mới được ra viện. Nhưng kể từ đó, bệnh càng nặng và tần xuất tái phát dày hơn, hầu như năm nào bác cũng phải vào viện nằm một lần, đặc biệt là cách đây khoảng 2 năm, bác vào viện tới 2 lần liền. Tới lần thứ 2 của năm đó, bác sĩ thông báo là bệnh của bác đã chuyển thành viêm phế quản mãn tính rồi.

Bệnh này làm bác ho kinh khủng, ho rút ruột rút gan, ho đêm không ngủ được. Ho nhiều quá đâm ra người bác mệt lắm, rồi còn khó thở nữa. Mà đờm cứ dừng ở cổ họng, không thoát ra được”.

    Những tưởng các triệu chứng khó chịu đó cứ thế theo bác Nga suốt quãng đời còn lại, nhưng tới khi biết tới sản phẩm BoniDetox, cuộc sống bác đã trở lại yên bình như trước kia, bác lại có thể cất lên giọng hát của mình, điều mà bác đã không thể làm suốt một thời gian dài vì bệnh tật.

    “Ban đầu bác dùng với liều 4 viên/ngày thì thấy ho cứ giảm dần, giảm dần và cho tới khi dùng đủ 3 tháng là hầu như bác không còn ho nữa, đờm cũng hết, cổ họng sạch sẽ, thông thoáng, người khỏe hẳn lên. Sau đó bác giảm BoniDetox xuống liều duy trì chỉ 2 viên mỗi ngày, kể từ ngày đó tới giờ bác không phải vào viện một lần nào nữa.

Bây giờ sức khỏe của bác tốt lên rất nhiều, sáng nào bác cũng dậy thể dục, giơ chân giơ tay rồi tập các bài hít thở tốt cho phổi. Bác lại tiếp tục tham gia sinh hoạt tại hội sân khấu Hải Phòng, thỉnh thoảng lên Hà Nội dự đại hội sân khấu của Trung Ương”.

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi “Viêm phế quản cấp có chữa khỏi được không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến các bệnh lý mãn tính đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hay sản phẩm BoniDetox, xin mời liên hệ tới tổng đài 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thực hư việc món ngẩu pín giúp tăng cường sinh lý phái mạnh

Thực hư việc món ngẩu pín giúp tăng cường sinh lý phái mạnh? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc góc nhìn khoa học, khách quan hơn, xin mời cùng tìm hiểu.

BoniDetox - Chìa khóa khép lại chuỗi ngày khổ sở vì ho, đờm khó thở ở bệnh nhân hen suyễn

BoniDetox - Chìa khóa khép lại chuỗi ngày khổ sở vì ho, đờm khó thở ở bệnh nhân hen suyễn

Ninh Bình: Gần 30 năm bị bệnh tiểu đường và bí quyết sống khỏe mạnh của một nhà giáo

Bác Nguyễn Anh Tiến, 75 tuổi, ở số 55, đường Nguyễn Thái Học, phố Tân Văn, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Nam giới bị tiểu rắt phải làm sao?

Nam giới bị tiểu rắt phải làm sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

BoniVein - Giải pháp hoàn hảo đẩy lui suy giãn tĩnh mạch sau 3 tháng sử dụng

Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, 61 tuổi, ở tiểu khu Vườn Đào, thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, điện thoại: 0912.291.960
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

7 công việc dễ bị nhiễm độc phổi nhất và giải pháp tối ưu

7 công việc dễ bị nhiễm độc phổi nhất và giải pháp tối ưu

Nghề chọn người chứ người không chọn được nghề, câu nói này đúng với gần như tất cả chúng ta. Có những công việc đặc thù mà môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của của con người

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi