Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, đừng chủ quan mà hối hận cả đời

Cập nhập: Thứ tư, 27/11/2019

Với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của một số ngành nghề đặc thù phải đứng và ngồi nhiều, cùng lối sống ít vận động của giới trẻ ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng. Cùng với sự lão hóa của tuổi tác, hiện tượng suy giãn tĩnh mạch là không thể tránh khỏi, tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng, bởi biến chứng suy giãn tĩnh mạch là rất nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực, các tĩnh mạch thường khó đẩy máu về tim, chính vì vậy mà tĩnh mạch có các van (van tĩnh mạch) để giúp dòng máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác động của trọng lực.

Khi các van tĩnh mạch này hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị hỏng, máu trong tĩnh mạch sẽ bị chảy dồn ngược lại và ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi, gây ra giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Tình trạng này cũng có thể làm căng các thành tĩnh mạch và làm cho các tĩnh mạch bị sưng, xoắn và phình ra, lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng nổi gân xanh, đỏ như mạng nhện mà mắt có thể quan sát được.

 

 

 

suy giãn tĩnh mạch chân

 

 

Các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

 

 

 

Trên lâm sàng, suy giãn tĩnh mạch được chia thành 7 cấp độ bệnh, từ C0 đến C6.

  • C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy.

  • C1: Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính<3mm.

  • C2: Giãn tĩnh mạch với đường kính>3mm.

  • C3: Phù chi dưới, chưa có biến đổi trên da.

  • C4: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch:

+ C4a: Rối loạn sắc tố và/hoặc chàm tĩnh mạch

+ C4b: Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng của Milian.

  • C5: Những biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đã lành sẹo. 

  • C6: Những biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đang tiến triển.

 

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch:

Một số biến chứng của suy giãn tĩnh mạch đã được ghi nhận trên lâm sàng:

  • Loét chân: Loét thường rất đau, thường xuất hiện ở vùng tĩnh mạch bị giãn, mắt cá chân, những vết loét dễ dẫn đến nhiễm trùng rất khó lành, nhiều trường hợp hoại tử phải cắt cụt chân.

  • Chảy máu: Những tĩnh mạch giãn to bị vỡ ra gây chảy máu.

  • Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

  • Hình thành cục máu đông trong lòng mạch: Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, do máu bị ứ nhiều trong tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng các cơ quan (chủ yếu là chân) bị phù và hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Bệnh nếu không được điều trị tốt thì các cục máu đông có thể trôi theo dòng máu đi đến các cơ quan. Cục máu đông di chuyển về tim có thể gây nhồi máu cơ tim, di chuyển về phổi sẽ gây ra thuyên tắc động mạch phổi, di chuyển đến não gây đột quỵ… nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 

Làm sao để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Có 5 phương pháp chính để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhằm kiểm soát hay chặn đứng sự trào ngược, loại bỏ trào ngược từ các tĩnh mạch nhánh và từ các mạch nối, cuối cùng là ngăn ngừa sự tràn ngập mô kẽ do dịch thấm ra từ các vi quản.

  • Biện pháp 1: phòng ngừa

Đây là biện pháp nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn.

Các biện pháp phòng ngừa:

  • Để chân cao khi nằm nghỉ

  • Tránh đứng hay ngồi lâu, thường xuyên thay đổi tư thế

  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, giảm cân nếu thừa cân

  • Tập luyện những môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội... tránh các môn thể thao phải di chuyển nhanh và vận động mạnh như tennis, cử tạ...

  • Tập hít thở sâu...

  • Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch

  • Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn tăng nặng của bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc tây làm giảm triệu chứng, khi sử dụng trong thời gian dài gây nên những tổn hại nguy hiểm đến cơ thể, đặc biệt là chức năng gan, thận. Do đó, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có sản phẩm BoniVein 100% thảo dược an toàn giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

  • Biện pháp 2: Băng ép

Đây là biện pháp nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, và thực tế người bệnh khó tuân thủ.

  • Biện pháp 3:

Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol....

Phần lớn các thuốc điều trị này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch vì thành phần hạn chế.

  • Biện pháp 4:

Điều trị không dùng nhiệt, không gây tê bao gồm can thiệp hoá cơ học và tiêm xơ.

  • Phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

  • Phương pháp can thiệp hoá cơ học là dùng dụng cụ ClariVein với ống thông có sợi dây quay thò ra ở đầu ống quay với tốc độ lớn làm tổn thương nội mạc bằng cơ học và gây co thắt lòng tĩnh mạch khi rút ống thông đồng thời với bơm thuốc gây xơ liên tục.

Phương pháp này chỉ giải quyết tĩnh mạch đã giãn quá mức, không bảo tồn được tĩnh mạch lành.

  • Biện pháp 5: phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật gồm hai phương pháp chính:

  • Lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn gọi là phương pháp Stripping cho phép rút các tĩnh mạch suy và thắt quai tĩnh mạch.

  • Phương pháp Phlebectomie lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn, Phương pháp này chỉ giải quyết tĩnh mạch đã giãn quá mức, không bảo tồn được tĩnh mạch lành.

 

Hạt dẻ ngựa - Hạt vàng trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

  Cây dẻ ngựa có tên khoa học Aesculus hippocastanum (Họ kẹn – Hippocastanaceae). Cây xuất xứ ở các vùng rừng núi từ Balkan qua Tây Á đến dãy Hymalaya. Hiện nay, cây dẻ ngựa được trồng phổ biến như là loài cây cảnh và che bóng mát ở vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới, đặc biệt là phía Bắc và Tây Âu.

Aescin là hoạt chất được chiết xuất trong hạt dẻ ngựa, có tác dụng :

- Trợ tĩnh mạch: do aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Prostaglandin F2 ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharid ở mô tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.

- Giảm phù và sưng :

   + Tăng tính nhạy cảm đối với các ion can-xi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp  của tĩnh mạch, nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương. Từ đó giúp giảm phù nề

   + Khả năng giảm phù nề của aescin một phần cũng nhờ khả năng ức chế tình trạng thiếu oxy ở mô và giảm hàm lượng ATP ở các tế bào nội mạc. Giảm mức ATP ở tế bào nội mạc kích thích sự giải phóng prostaglandins - yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và hóa hướng động bạch cầu trung tính, dẫn đến ứ máu tĩnh mạch và phù nề.

Nghiên cứu lâm sàng của hạt dẻ ngựa :

Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân:

+ Tuổi trung bình: 55.3 tuổi ( từ 41 tới 70)

+ 88% bệnh nhân bị suy gian tĩnh mạch, 81.6% bệnh nhân có kèm giãn tĩnh mạch, 32.5% bệnh nhân có kèm tổn thương da, và 56.4% có kèm rối loạn tĩnh mạch

+ Thời gian điều trị từ 4-10 tuần với 75mg Aescin (cao hạt dẻ ngựa) dạng uống

Kết quả: Tất cả các triệu chứng được cải thiện trong tuần đầu điều trị và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc điều trị. Ngoài ra tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên đáng kể khi kết thúc điều trị

Ngoài ra còn có 18 nghiên cứu lâm sàng trên 1.258 bệnh nhân, 3 nghiên cứu quan sát trên 10.725 bệnh nhân…. đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trên việc làm giảm những triệu chứng  của suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng, sưng, ngứa…và tác dụng làm giảm sưng chân, phù nề tương đương với mang vớ ép.

 

BoniVein - nâng tầm hiệu quả hạt dẻ ngựa khi kết hợp cùng các thảo dược kinh điển khác

Sản phẩm BoniVein có công thức toàn diện gồm 3 nhóm:

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch: hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin, rutin

 Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

 

  • Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh gồm: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông

Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

 

  • Nhóm hoạt huyết tăng lưu thông máu : bạch quả, Butcher's broom

Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

 

Với liều 2-6 viên mỗi ngày, BoniVein giúp tăng sức bền tĩnh mạch, giảm phồng tĩnh mạch, giảm đau chân, nặng chân, tê bì chân, giảm sưng phù chân, giảm nổi gân chân

BoniVein là sản phẩm của nhà máy Viva Pharmaceutical Inc – Canada và nhà máy J&E International Corp – Mỹ  thuộc tập đoàn đa quốc gia ViVa Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Nhà máy Viva Nutraceuticals đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) của tổ chức y tế thế giới WHO, Bộ Y Tế Canada và FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). 

Tại Việt Nam, BoniVein được phân phối bởi công ty Botania, 1 trong 5 công ty nhập khẩu thực phẩm chức năng hàng đầu Việt Nam. 

Suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt thì nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm suy giãn tĩnh mạch nếu bạn đang có nguy cơ mắc phải và có biện pháp hỗ trợ điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bạc Liêu: Nhờ BoniVein tôi đã kiểm soát hiệu quả bệnh trĩ sau 3 tháng

Anh Nguyễn Hồng Kông, 50 tuổi, ở số 198 D/1 Võ Thị Sáu, khóm 4, phường 7, tp Bạc Liêu

Bình Dương: Búi trĩ đã co lên hẳn nhờ BoniVein

Chị Trần Thanh Huyền, 33 tuổi, địa chỉ ở 316 đại lộ Bình Dương, phường Phú hòa, Thủ dầu một, Bình Dương

Xử trí chảy máu do vỡ búi trĩ tại nhà

Vỡ búi trĩ nếu không biết cách xử lý kịp thời và đúng đắn thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy cách xử trí chảy máu do vỡ búi trĩ tại nhà như thế nào, chúng ta cùng đọc bài viết sau để có câu trả lời!

Vũng tàu: Thoát kiếp đi tù vì suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Cô Nguyễn Thị Sâm (59 tuổi, ở 1138 hàng 3, ấp Nghi Lộc, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu, đt: 0904.604.215

Siêu âm doppler là gì? Vai trò của siêu âm doppler với người suy giãn tĩnh mạch

Siêu âm doppler là gì? Vai trò của siêu âm doppler với người suy giãn tĩnh mạch?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi