Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả

Cập nhập: Thứ ba, 24/11/2020

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút là bệnh lý về khớp nên nhiều người thường nhầm lẫn nó với các bệnh đau khớp khác. Từ đó dẫn đến việc điều trị không đúng cách làm bệnh gút trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, bạn cần nắm rõ những biểu hiện đặc trưng của bệnh gút để tránh hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Vậy biểu hiện của bệnh gút là gì? Có cách nào khắc phục hiệu quả bệnh này? Đáp án chi tiết nhất sẽ có ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

 

Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả

Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả

 

Bệnh gút là gì?

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu, gây hình thành và lắng đọng tinh thể muối urat trong các khớp và mô liên kết.

   Khi muối urat lắng đọng ở các khớp sẽ gây đau khớp, nếu không nắm rõ biểu hiện của bệnh gút, người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Từ đó dẫn đến việc điều trị sai hướng, làm bệnh gút trở nên tồi tệ hơn. Vậy biểu hiện của bệnh gút là gì?

 

Biểu hiện của bệnh gút

   Bệnh gút có những đợt cấp tính và giai đoạn mãn tính, theo đó, các biểu hiện của bệnh cũng khác nhau.

Các biểu hiện của bệnh gút giai đoạn cấp tính

Bệnh gút giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi sự bùng phát của cơn gút cấp. Tuy nhiên trước đó, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:

  • Rối loạn thần kinh: Đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi
  • Rối loạn tiết niệu: Đái nhiều, đái rắt
  • Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.

Sau đó, cơn gút cấp xuất hiện với các biểu hiện bao gồm:

  • Khởi phát đột ngột vào ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp ngón chân cái.
  • Khớp đau ghê gớm, bỏng rát; đau đến cực độ, đau làm mất ngủ; kèm triệu chứng mệt mỏi; đôi khi sốt khoảng 38.5 độ C, có thể có rét run.
  • Khớp sưng to, nóng, đỏ, đau dữ dội, phù nề, căng bóng và mức độ đau ngày càng tăng. Chỉ cần chạm nhẹ cũng rất đau, khiến bệnh nhân không đi lại được. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
  • Cơn gút cấp có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Khi hết cơn gút cấp, khớp trở về trạng thái bình thường.

Các biểu hiện của bệnh gút giai đoạn mãn tính

   Cơn gút cấp rất dễ tái phát, khiến bệnh gút chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, các cơn đau khớp sẽ tái lại nhiều lần, có thể là vài tháng hoặc vài năm; cũng có khi cơn đau liên tiếp xảy ra, mức độ đau ngày càng khủng khiếp hơn.

 

Hạt tophi - Biểu hiện của bệnh gút mãn tính

Hạt tophi - Biểu hiện của bệnh gút mãn tính

 

   Không chỉ vậy, bệnh gút mãn tính còn xuất hiện hạt tophi do tinh thể urat kết tủa trong các mô, nổi lên dưới da gây mất thẩm mỹ với các đặc điểm:

  • Hạt màu trắng, hình tròn, rắn, gây vướng víu, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Vị trí thường gặp: Vành tai, mỏm khuỷu, bàn chân, bàn tay và cổ tay.

   Nếu không được xử lý kịp thời thì các hạt tophi này sẽ lớn dần, đạt tới kích thước nhất định sẽ gây biến dạng khớp. Nguy hiểm hơn khi các hạt tophi mà vỡ ra sẽ gây nhiễm khuẩn ở khớp, nhiễm khuẩn huyết.

   Vì có những cơn đau khớp nên nhiều người thường nhầm lẫn bệnh gút với các bệnh có triệu chứng đau khớp khác. Vậy những bệnh đó là gì? Cách phân biệt ra sao?

 

Những bệnh có triệu chứng giống với biểu hiện của bệnh gút

Những bệnh có triệu chứng giống với biểu hiện của bệnh gút, thường làm bệnh nhân nhầm lẫn gồm có:

Bệnh giả gút

   Bệnh giả gút xảy ra khi tinh thể Calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp. Thống kê cho thấy, 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gút. Tuy nhiên, hai bệnh này cũng có những đặc điểm khác nhau có thể phân biệt như:

  • Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp.
  • Nếu bệnh gút đa số lên cơn gút cấp đầu tiên ở ngón chân cái, thì bệnh giả gút thường chủ yếu ảnh hưởng ở đầu gối.
  • Cơn gút cấp sẽ bùng phát khi ăn thực phẩm làm tăng acid uric máu, còn bệnh giả gút thì không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
  • Kiểm tra dịch khớp ở người bệnh gút thấy có tinh thể natri urat hình kim, còn bệnh giả gút khi soi dịch phát hiện ra tinh thể Calci pyrophosphate hình thoi hoặc dạng thanh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

 

Bệnh viêm khớp dạng thấp dễ nhầm với bệnh gút

Bệnh viêm khớp dạng thấp dễ nhầm với bệnh gút

 

   Đây là bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch, gây ra viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương và gây đau ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp:

  • Thường xảy ra hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
  • Các khớp viêm có tính chất đối xứng.
  • Không liên quan đến chế độ ăn uống
  • Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên, vì vậy những triệu chứng bệnh gút ở nữ thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh thoái hóa khớp

  • Cơn đau ở bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở nhiều khớp.
  • Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có hiện tượng viêm sưng đỏ.

Bệnh thấp tim

   Thấp tim cũng gây đau và viêm khớp nhưng bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, không phụ thuộc vào bữa ăn.

   Như vậy, bạn chỉ cần chú ý những biểu hiện của bệnh gút thì sẽ có thể phân biệt với những bệnh khớp khác. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau khớp, bạn nên đi thăm khám sớm để đánh giá được mức độ và chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh trên.

 

Bệnh gút được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh gút được chẩn đoán như thế nào?

 

Bệnh gút được chẩn đoán như thế nào?

Theo tiêu chuẩn của Ilar và Omeract 2000, bệnh gút được chẩn đoán qua những triệu chứng sau:

  • Có tinh thể urat trong dịch khớp và/hoặc
  • Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat và/hoặc
  • Có 6/12 triệu chứng sau:  
  1. Viêm khớp tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
  2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
  3. Viêm ở một khớp.
  4. Đỏ da vùng khớp viêm.
  5. Sưng, đau khớp ngón chân cái.
  6. Viêm khớp ngón chân cái ở một bên.
  7. Viêm khớp cổ chân 1 bên.
  8. Hạt tophi nhìn thấy được.
  9. Tăng acid uric máu.
  10. Sưng khớp không đối xứng.
  11. Nang dưới vỏ xương, không khuyết xương (trên phim X-quang).
  12. Cấy vi khuẩn trong dịch khớp âm tính.

 

Lời khuyên của chuyên gia về cách khắc phục hiệu quả bệnh gút

   PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền TW khuyên rằng: “Để giúp kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, cách tốt nhất là người bệnh nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng viên uống thảo dược BoniGut +  của Mỹ.”

 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh gút như thế nào?

Để kiểm soát bệnh gút, bạn cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, tránh tái phát.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh gút cần kiêng ăn thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật); thực phẩm tăng trưởng nhanh (nấm, măng, giá đỗ…); hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn; bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích bởi đây là yếu tố gây giảm đào thải uric ra khỏi cơ thể, làm tăng uric máu gây khởi phát cơn gút cấp.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải acid uric tốt hơn. Tuy nhiên người bệnh gút lưu ý không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga.
  • Rèn luyện thể thao thường xuyên: Người bệnh cũng nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các môn thể thao phù hợp với thể trạng. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như thức khuya, nhịn tiểu và nên kiểm soát tâm lý để tránh căng thẳng, stress…

 

BoniGut + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút

 

BoniGut + - Giải pháp khắc phục hiệu quả bệnh gút

BoniGut + - Giải pháp khắc phục hiệu quả bệnh gút

 

   BoniGut + là sản phẩm của công trình nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

BoniGut + - Kết hợp tác dụng từ những tinh hoa của thảo dược thiên nhiên

Thành phần cụ thể của BoniGut + gồm có:

  • Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Sự hiệp đồng tác dụng này giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp ức chế quá trình tạo acid uric. Không những vậy, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường niệu.
  • Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này giúp lợi tiểu, đẩy mạnh tác dụng tăng đào thải acid uric qua thận.
  • Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Giúp chống viêm hiệu quả, từ đó hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau khi có cơn gút cấp.

   Các thành phần trên đều được trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giữ lại những chất có tác dụng, loại bỏ những tạp chất, tạo nên viên uống BoniGut + tiện lợi, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, vừa giúp co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa các biến chứng bệnh gút như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...

BoniGut + - Tinh hoa từ thiên nhiên được nâng tầm cao mới nhờ công nghệ hiện đại

   BoniGut + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn GMP của:

  • FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
  • NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

   Tại nhà máy này, BoniGut + được tạo nên bởi công nghệ Microfluidizer - công nghệ bào chế tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra những phân tử hạt siêu nhỏ có kích thước nano. Từ đó giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm, giúp người dùng đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời, công nghệ này còn giúp loại bỏ các nguồn ô nhiễm có hại, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

 

Có BoniGut +, không lo bệnh gút!

   Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut + đã đem niềm vui trở lại với hàng vạn bệnh nhân gút, giúp họ không còn phải lo lắng, khổ sở vì bệnh gút.

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi, ở thôn Đậu, xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội, số điện thoại: 0382.638.616

 

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi

 

Chú Khoa nhớ lại: "Năm 2002, chú bắt đầu có biểu hiện của bệnh gút. Lúc đầu chỉ đau ở ngón cái, sau đó cả bàn chân sưng phù to, ấn lõm như quả đu đủ chín, đau thấu xương, lan lên dọc theo phần cơ đùi lên tới tận lưng. Acid uric máu của chú là 560 µmol/L.”

“May mắn thay có sản phẩm BoniGut +, chỉ sau 3 tháng acid uric đã về 415µmol/l, đồng thời chú cũng không thấy các cơn đau khớp tái phát nữa. Ngày nào chú cũng đi bộ, tập thể dục bình thường, ăn uống cũng bớt phải kiêng khem hơn so với trước. Tính đến nay, chú đã dùng BoniGut + được khoảng 8 năm mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. BoniGut + đúng là tốt thật đấy!"

 

Bác Nguyễn Ngọc Điệp, 71 tuổi, ở số 10/155 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, tp Huế, sđt: 0913.273.746

 

Bác Nguyễn Ngọc Điệp 71 tuổi

Bác Nguyễn Ngọc Điệp 71 tuổi

 

Bác Điệp chia sẻ: “Bác bị gút 15 năm rồi, các biểu hiện của bệnh gút đều rất rõ ràng. Cứ nửa tháng hoặc 1 tháng bác lên cơn gút cấp 1 lần. Mỗi lần đau bác đều không đi lại được, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân đều sưng tấy đỏ, đau dữ dội. Acid uric của bác có đợt cao nhất là 686 µmol/l hồi tháng 11/2017.”

“Khoảng tháng 3/2018, bác tình cờ biết đến và dùng BoniGut + với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau khoảng 2 tuần, bác thấy các khớp chân êm dịu hơn, không bị đau nhức dữ dội như trước nữa. Sau khoảng 2 tháng, acid uric trong máu của bác đã về 472 µmol/l và cũng chưa gặp thêm cơn đau gút cấp nào. Đến khi sử dụng BoniGut + được khoảng 3 tháng thì acid uric chỉ còn 301 µmol/l. Từ đó về sau bác ăn uống cũng thoải mái hơn mà không thấy bị đau gì nữa, đặc biệt là cơ thể bác khỏe mạnh, không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì. Bác mừng lắm!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được “Biểu hiện của bệnh gút và cách khắc phục hiệu quả”. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh này và sản phẩm BoniGut +, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hải Dương: Có BoniGut, tôi chiến thắng bệnh gút dễ dàng

Chú Bùi Văn Thán, 58 tuổi, ở đội 6, Quế Lĩnh, Thương Cuộn, Kinh Môn, Hải Dương. 

Cách đơn giản nhất để đẩy lùi bệnh gút, ai cũng nên biết!

 Bác Nguyễn Thế Vương, 60 tuổi,  hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa khu vực Cảm Ân, thôn Ngòi Cát, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 

Hà Nội: Có BoniGut, đẩy lùi cơn gút cấp chưa bao giờ đơn giản đến thế!

Anh Lương Kim An (50 tuổi ở số 26, ngõ 150, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)

Chia tay những cơn gut cấp nhẹ nhàng sau 10 năm sống trong đau đớn

Anh Nguyễn Văn Uyển ( 52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) 

VTV2: Giải pháp đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

 Tại Việt Nam, trước đây người ta thường quan niệm rằng bệnh gút là bệnh của người giàu bởi vì chỉ có những người giàu mới có đủ điều kiện mới có thể ăn uống đầy đủ và nhiều chất đạm
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout

Cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout

Chỉ số axit uric máu càng cao thì càng đem đến nhiều mối nguy hại cho người bệnh gút. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi