Cách ngăn ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường type 2

Cập nhập: Thứ sáu, 09/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Đái tháo đường type 2 là một trong những vấn đề rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay. Đây là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các phòng ngừa, dấu hiệu nhận biết sớm cũng như một số biện pháp kiểm soát hiệu quả. Mời các bạn cùng đón đọc!

 

Cách ngăn ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường type 2

Cách ngăn ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường type 2

 

Rối loạn chuyển hóa là gì? Đái tháo đường type 2 là gì?

   Như chúng ta đã biết, cơ thể con người cần có sự cung cấp năng lượng liên tục để duy trì hoạt động sống bình thường. Năng lượng đó đến từ những phản ứng chuyển hóa, và khi quá trình chuyển hóa nào đó hoạt động bất thường cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề không lường trước. Tất cả những vấn đề đó được gọi chung với cái tên là rối loạn chuyển hóa, có thể kể đến một số tình trạng chính như sau:

  • Rối loạn lipid máu: là hiện tượng các chất béo trong máu bị rối loạn, điển hình như tình trạng HDL-C thấp, Triglycerid và LDL-C tăng cao,... khiến nhiều mảng xơ vữa bám trên thành động mạch.
  • Tăng huyết áp.
  • Tình trạng cơ thể thiếu insulin hoặc có đủ nhưng chúng không hoạt động hiệu quả (kháng insulin).
  • Hiện tượng tiền đông máu (thường gặp nhất là nồng độ Fibrinogen tăng cao) do loại chất gây ức chế trong máu Plasminogen hoạt hóa PAl - 1 tăng quá mức.

   Trong số đó, tình trạng cơ thể bị thiếu hụt hoặc kháng insulin còn được biết đến với cái tên đó là bệnh lý đái tháo đường.

   Đái tháo đường bao gồm 3 loại chính đó là type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ, trong đó, đái tháo đường type 2 là loại chiếm tỉ lệ lớn, tới hơn 90%. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi đường huyết tăng cao trong máu do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng insulin.

   Hãy cùng tìm hiểu về yếu tố nguy cơ của rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường type 2 để biết cách phòng tránh tốt hơn qua nội dung tiếp theo.

 

Yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa và cách phòng ngừa đái tháo đường type 2

   Yếu tố nguy cơ dẫn đến những vấn đề rối loạn chuyển hóa chủ yếu là:

  • Tuổi cao: người trên 45 tuổi
  • Chủng tộc: người gốc Tây Ban Nha, đặc biệt là phụ nữ của nước này thường có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao hơn so với các nước khác.
  • Người ít hoạt động thể lực và có tình trạng thừa cân, béo phì (chỉ số khối BMI > 25)
  • Tiền sử gia đình có người thân gặp vấn đề rối loạn chuyển hóa đặc biệt là bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Phụ nữ có thai.
  • Mắc bệnh lý khác: nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa sẽ cao hơn nếu bạn từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc buồng trứng đa nang.

 

 Béo phì tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa

Béo phì tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa

 

   Đây cũng chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý đái tháo đường type 2. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên những đối tượng này cần thực hiện một số biện pháp sau đây để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm mang tên tiểu đường:

   Về chế độ ăn uống: 

  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo bão hòa, đường và muối như: cơm, dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ, trái cây ít ngọt, sữa ít béo,…
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế tối đa nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga…
  • Chia chế độ ăn thành nhiều bữa, lên thực đơn sao cho hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất chiếm ít nhất một nửa, tinh bột và chất đạm đểu chỉ chiếm tối đa một phần tư.

 

Ăn uống lành mạnh và có kế hoạch

Ăn uống lành mạnh và có kế hoạch

 

   Về lối sống: 

  • Giảm cân nếu bị béo phì. Biện pháp tối ưu là kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục.
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 buổi/ tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút. Bạn nên lựa chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng và phù hợp sở thích bản thân như đi bộ, tập yoga, đánh cầu lông và không nên chơi những môn thể thao đối kháng vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ…

   Đối với những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì các bạn cũng không nên bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

 

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường type 2

   Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 ở giai đoạn đầu thường rất khó xác định. Tuy nhiên, nếu biết quan tâm và kiểm soát tốt sức khỏe, ta có thể phát hiện được bệnh từ sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, đục thủy tinh thể, mù lòa,...

   Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường typ2 là:

  Mệt mỏi thường xuyên

  Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh đái tháo đường type 2 gặp phải là mệt mỏi, đây cũng là dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua. Bệnh tiểu đường sẽ khiến cho glucose không đi vào được tế bào và tạo năng lượng hoạt động cho cơ thể. Vì thế bệnh nhân sẽ thấy người mệt mỏi suy yếu đi.

    Ăn nhiều nhưng sụt cân

 

 Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân

Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân

 

   Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao nhưng không vào được tế bào, tế bào thiếu nguồn năng lượng sẽ kích thích cảm giác đói khiến người bệnh thèm ăn nhiều hơn.

   Đồng thời, khi glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể bạn bắt buộc phải chuyển hóa mô cơ và chất béo thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, điều này khiến cân nặng bị sụt giảm nhanh chóng.

   Khát và uống nước nhiều

   Khi đường huyết tiếp tục tăng cao, bệnh nhân sẽ khát nước hơn bình thường. Đặc điểm của dấu hiệu này là kể cả khi bạn không có hoạt động gì tiêu hao nước nhiều, cơ thể vẫn luôn thấy khát và muốn uống nước liên tục.

   Đi tiểu nhiều lần

   Bình thường cơ thể tái hấp thu glucose trong quá trình bài tiết ở thận. Nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đường huyết cao sẽ khiến khả năng tái hấp thu đường và nước tại thận bị suy giảm. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Một người bình thường sẽ đi tiểu trung bình 6-8 lần trong 24 giờ, nếu bạn thường xuyên phải đi nhiều lần hơn thì cần phải hết sức lưu tâm.

   Thị lực giảm sút

   Đường huyết cao còn tác động lên vi mạch đáy mắt. Từ đó thị lực mắt cũng dần suy giảm, bệnh nhân có cảm giác nhìn nhòe và mờ đi.

 

Thị lực suy giảm

Thị lực suy giảm

 

     Vết thương lâu lành

   Người bệnh đái tháo đường type 2 có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da dễ bị nhiễm trùng và khó lành lại hơn.

   Khi thấy bản thân có một hoặc nhiều triệu chứng như trên thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vậy nếu không may mắc đái tháo đường type 2 , người bệnh cần làm gì?

   Bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu biết cách kiểm soát, bạn vẫn có thể hoàn toàn an tâm chung sống với nó. Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh như đã nêu ở trên, bạn cũng không nên bỏ qua việc kết hợp thêm sản phẩm từ thảo dược và nguyên tố vi lượng mang tên BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Lựa chọn hoàn hảo giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường type 2

   BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International corp, trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ) và tổ chức Y tế thế giới WHO. Sản phẩm có công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, đồng thời còn hạ mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Đặc biệt sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện y học cổ truyền Hà Đông - Hà Nội cho kết quả: bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng đạt hiệu quả khá và tốt lên đến 96,67%. 

   Có được hiệu quả như vậy là nhờ công thức toàn diện của sản phẩm với những nhóm thành phần chính sau: 

 

Sản phẩm BoniDiabet +

Sản phẩm BoniDiabet +

 

  • Nhóm thảo dược thiên nhiên: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội giúp hạ đường huyết đồng thời giúp hạ mỡ máu và làm lành các vết thương nhanh hơn.
  • Nhóm các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen có khả năng tham gia cấu tạo các enzym chuyển hoá đường, tăng độ nhạy của insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết và giảm thiểu nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh,…
  • Nhóm vitamin và dưỡng chất như vitamin C, acid alpha lipoic và acid folic giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức bền thành mạch máu cũng như mao mạch ở đáy mắt và thận, nhờ đó giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng trên các cơ quan này.

   Với những ưu điểm vượt trội trên,  BoniDiabet + chính là lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài không lo tác dụng phụ.

   Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép lưu hành. Trong suốt 15 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm BoniDiabet + ngày càng nhận được sự tin tưởng của người dùng, dần trở thành người bạn không thể thiếu với bệnh nhân đái tháo đường type 2.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về vấn đề rối loạn chuyển hóa nói chung, biết cách ứng dụng để kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường type 2 nói riêng. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 18001044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tác hại khôn lường đến từ việc mất ngủ ban đêm và ngủ bù vào ban ngày

Việc mất ngủ ban đêm và ngủ bù vào ban ngày vô cùng phản khoa học và có thể gây ra nhiều hệ lụy nếu duy trì lâu dài. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

8 biện pháp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Tiến sĩ Josh Axe, một bác sĩ y học tự nhiên, bác sĩ chỉnh hình và chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Mỹ đã chia sẻ về các biện pháp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch an toàn, hiệu quả.

Rối loạn cương dương ở người trẻ- Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết nguyên nhân, cách cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở người trẻ. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Lý giải nguyên nhân khiến đường huyết lúc đói luôn thấp mà vẫn bị biến chứng tiểu đường

Rất nhiều bệnh nhân chỉ quan tâm tới đường huyết lúc đói và luôn cảm thấy yên tâm khi mức đường huyết lúc đói của họ ở ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, trong số đó, có nhiều người lại gặp biến chứng tiểu đường từ rất sớm, chỉ vài năm sau khi phát hiện bệnh, như biến chứng mờ mắt, tê bì chân tay, suy thận,…

Thái Bình: Tôi đã từng mất ăn, mất ngủ vì bệnh tiểu đường

Bác Phạm Thị Uyển 62 tuổi ở xóm 4, xã Đông Động, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi