Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như thế nào?

Cập nhập: Thứ tư, 11/11/2020

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời đại tự động hóa hiện nay, tình trạng lười vận động cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh khiến số người bị tiểu đường type 2 gia tăng nhanh chóng. Vậy “Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như thế nào?” Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.

 

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

 

Bệnh tiểu đường type 2 - Thách thức lớn cho cộng đồng

   Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc bệnh tiểu đường và 280 triệu người bị tiền tiểu đường. Ước tính tới năm 2030, con số này sẽ là 552 triệu người và 398 triệu người.   

   Đáng chú ý là tốc độ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển là một con số khủng khiếp lên đến 170%. Như vậy, bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hóa…

   Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở các nước phát triển. Chi phí quản lý sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 2-4 lần so với những người không mắc bệnh. Trong số những người bị tiểu đường thì có khoảng 90% là bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Từ đó có thể nói, tiểu đường type 2 đang trở thành thách thức lớn cho cả cộng đồng.

 

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

   Tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh.

   Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, ít vận động, có chế độ ăn quá thừa năng lượng, giàu chất đường, chất béo. Đây là thực trạng rất đáng báo động về cách ăn uống không khoa học cùng với lối sống tĩnh tại ít vận động, gia tăng tình trạng béo phì hiện nay là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2.

 

Béo phì và lười vận động làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Béo phì và lười vận động làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

 

   Tiểu đường type 2 được xem là một bệnh lý nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong. 

   Điều đáng lo ngại là bệnh tiểu đường type 2 thường diễn biến âm thầm và từ từ nên thực trạng quản lý bệnh tiểu đường type 2 còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Theo các chuyên gia, việc phát hiện số người tiểu đường type 2 hiện nay chỉ giống như phần nổi của một tảng băng.

 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 và cách phòng ngừa

   Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 nếu không sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát đường huyết làm đường máu tăng quá cao hoặc hạ quá thấp có thể gây ra các biến chứng cấp tính hoặc đường huyết dao động lên xuống thất thường trong thời gian dài gây tổn hại đến các mạch máu và nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến các biến chứng mạn tính.

Biến chứng cấp tính

   Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ gây tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời.

  • Hạ đường huyết quá mức

   Hạ đường huyết quá mức xảy ra khi đường huyết xuống dưới 4 mmol/l (72 mg/dl), với các biểu hiện mệt mỏi, vã mồ hôi, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, nặng có thể lên cơn co giật, mất dần ý thức.

 

Chân tay bủn rủn, choáng váng là dấu hiệu của hạ đường huyết quá mức ở người bệnh tiểu đường

Chân tay bủn rủn, choáng váng là dấu hiệu của hạ đường huyết quá mức ở người bệnh tiểu đường

 

   Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết quá mức, người bệnh phải nhanh chóng uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo, sau 15 phút nếu đo lại đường huyết không thấy cải thiện cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

   Tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi nồng độ đường huyết tăng quá cao, thậm chí có thể lên đến 40 mmol/l (720 mg/dl) với các biểu hiện rất đa dạng, có thể diễn tiến chậm với các biểu hiện không rõ ràng như gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân,... Khi tiến triển nặng hơn sẽ gây ra các triệu chứng rầm rộ hơn như mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật,... nặng sẽ dẫn đến hôn mê. Đây là biến chứng nặng và rất dễ gây tử vong nên người bệnh phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng mạn tính

   Đây là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh tiểu đường với các biểu hiện như: Tê bì, dị cảm, mất cảm giác, kiến bò ở chân tay, rối loạn tiêu hóa, bí đái,... Trong đó, đáng chú ý nhất là biến chứng loét bàn chân do biểu hiện tê bì chân tay, mất cảm giác khiến người bệnh không phát hiện ra các vết thương nhỏ trên chân, trong khi đường huyết cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo ra các vết loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

   Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày để phát hiện sớm những vết thương, vết loét.

   Người bệnh tiểu đường type 2 nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, glaucoma, bệnh võng mạc,... dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa.

 

Biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Biến chứng mắt ở bệnh nhân tiểu đường type 2

 

   Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt định kỳ mỗi năm một lần. Nếu thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức… người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.

   Người bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong. Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ.

   Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, mỡ máu và huyết áp đạt mục tiêu, kiểm tra điện tâm đồ định kỳ hằng năm.

   Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

   Cách phòng ngừa: Kiểm soát đường huyết, huyết áp đạt mục tiêu, kết hợp với chế độ ăn giảm muối. Xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu định kỳ mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

   Do đó, kiểm soát tốt mức đường huyết trong cơ thể là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2. Theo GS. TS Nguyễn Nhược Kim, nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ Truyền, để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, chăm tập luyện thể dục thể thao và sử dụng kết hợp thêm viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Xua đi nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

 

Các nhóm thành phần của BoniDiabet +

Các nhóm thành phần của BoniDiabet +

 

   Sau hơn 10 năm được phân phối rộng rãi trên thị trường, BoniDiabet + đã giúp rất nhiều bệnh nhân chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, xua đi nỗi lo về biến chứng của bệnh nhờ công thức đột phá với 4 nhóm thành phần cụ thể như sau:

  • Các nguyên tố vi lượng:

- Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào sự phân hủy glucose. Từ đó, giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

- Kẽmcrom giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch, võng mạc.

- Selen giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Các thảo dược thiên nhiên:

- Dây thìa canh chứa thành phần acid gymnemic giúp ức chế hấp thu đường từ ruột vào máu, đồng thời kích thích tế bào beta ở tuyến tụy tăng tiết insulin, từ đó giúp hạ đường huyết hiệu quả.

- Mướp đắng chứa hai hoạt chất charantin và momordicin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

- Hạt methi giúp hạ đường huyết do có chứa galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và 4-hydroxyisoleucine có tác dụng giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin.

- Quế giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, lô hội còn giúp mau lành vết thương.

 

Hạt methi giúp hạ đường huyết hiệu quả

Hạt methi giúp hạ đường huyết hiệu quả

 

  • Vitamin:

- Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

- Vitamin C giúp sản xuất collagen, bảo vệ mao mạch và thành mạch máu vững chắc, từ đó giúp ngăn ngừa vết thâm tím, giữ cho da và mô nướu khỏe mạnh.

  • Dưỡng chất:

- Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết và ngăn ngừa tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tiểu đường.

   Sự phối hợp hoàn hảo của những thành phần trên mang tới những công dụng tuyệt vời của BoniDiabet + cho bệnh nhân tiểu đường đó là giúp:

- Hạ và ổn định đường huyết, đưa chỉ số HbA1c về ngưỡng an toàn hơn.

- Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh,...

- Giảm cholesterol máu.

   Đặc biệt, hiệu quả của BoniDiabet + đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + lên đến 96,67%.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường trên toàn quốc tin tưởng sử dụng. Mời bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet + dưới đây nhé.

   Bác Nguyễn Thị Sửu (68 tuổi,) ở số 80, KHC 10, p. Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên,  tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Bác Nguyễn Thị Sửu - 68 tuổi

Bác Nguyễn Thị Sửu - 68 tuổi

 

   “Lúc bác phát hiện bị tiểu đường type 2 thì đường huyết đã lên tới 13,5 mmol/L, kèm biến chứng mờ mắt và tê bì chân tay. Bác phải nhập viện điều trị vài tuần liền, đường huyết về mức 7,5 mmol/L mới được xuất viện. Bác về nhà uống thuốc tây đều đặn theo đơn của bác sĩ, kết hợp ăn uống kiêng khem nhưng đường huyết vẫn ở mức 7,5 mà không hạ hơn được, biến chứng cũng chẳng thấy cải thiện gì.”

   “Tình cờ bác biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng thử. Sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet + kết hợp thuốc tây, đường huyết của bác đã giảm xuống 6,6 mmol/L. Thấy bác khỏe mạnh, đường huyết lại ổn định nên bác sĩ đã giảm cho bác nửa liều thuốc tây rồi. Đến giờ bác đã dùng BoniDiabet + được nửa năm, đường huyết luôn ổn định ở mức 6,2 đến 6,5 mmol/L. Đặc biệt, mắt bác sáng rõ trở lại, triệu chứng tê bì chân tay cũng hết hẳn. Bác mừng lắm.”

 

   Bác Đặng Quang Phen (71 tuổi) ở thôn An Ấp, xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

 

Bác Đặng Quang Phen - 71 tuổi

Bác Đặng Quang Phen - 71 tuổi

 

   “Cuối năm 2012, bác thấy người mệt mỏi, mắt mờ, tay chân tê ran như kiến chích, giảm từ 52kg xuống còn 46kg trong 2 tháng. Bác đi khám thì được chẩn đoán bị tiểu đường type 2, đường huyết lên tới 38,8 mmol/L nên phải nhập viện điều trị gần 2 tuần, vừa tiêm insulin vừa dùng thuốc tây tới khi đường huyết về khoảng 11,0  đến 14,0 mmol/l bác được ra viện và về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đường huyết vẫn luôn ở mức cao và bác còn thường xuyên bị cơn co rút cơ bụng, cơ chân, đi khám thì men gan lên rất cao nữa.”

   “May mắn bác được ông bác sĩ thân quen giới thiệu cho sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp thuốc tây. Sau 2 tháng, đường huyết đã giảm về mức 5,7 đến 6,2 mmol/L. Đặc biệt, triệu chứng tay chân tê bì, các cơn co rút cơ chân, cơ bụng cũng đỡ hẳn, bác thấy người khỏe mạnh hơn, da dẻ hồng hào, ăn uống ngon miệng, đi khám men gan cũng về mức bình thường rồi. Bác cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm.”

   Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như thế nào?”. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.

 

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?

“Bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?” cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.

Cách giảm liều thuốc tây cho người bệnh tiểu đường

Cách giảm liều thuốc gliclazid 60 mg cho người bệnh tiểu đường

Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?

Người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt do các nguyên nhân sau: 1. Do mất nước  2. Hạ đường huyết  3. Tăng huyết áp…

Hãy cảnh giác trước hiểm họa từ những di chứng bệnh tiểu đường

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về di chứng bệnh tiểu đường, cũng như cách để giảm thiểu nguy cơ gặp phải chúng nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi