Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng

Cập nhập: Thứ tư, 26/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu bạn đang bị tiểu đường và không biết nên nấu gì cho bữa ăn hàng ngày thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn có thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường vừa đơn giản, ngon miệng vừa đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những nguyên tắc cơ bản để bạn có thể tùy ý lựa chọn thực phẩm theo sở thích, từ đó đa dạng hóa bữa ăn của mình trong quá trình sống chung với bệnh tiểu đường.

 

Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng

 

Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

    Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, tập luyện đều đặn và dùng các sản phẩm bổ sung thì ăn kiêng đúng cách là một yếu tố vô cùng quan trọng để người tiểu đường kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng và yên tâm sống khỏe.

    Nếu ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột và đường, chúng sẽ làm tăng đường huyết. Nếu ăn đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ làm tăng mỡ máu. Điều đó khiến bệnh nhân dễ gặp biến chứng trên tim mạch. Trong khi đó, ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm chậm tốc độ hấp thu đường, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

   Có thể thấy, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Việc có thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường sẽ giúp quá trình chọn mua thực phẩm và chế biến thức ăn trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn.

 

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

   Khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường, điều quan trọng là chúng ta cần hướng tới mục tiêu chung khi điều trị căn bệnh này, đó là hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Khi thiết lập chế độ ăn uống, người bệnh cần dựa trên các nguyên tắc đó là:

  • Đầy đủ dinh dưỡng (protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt, người bệnh cần bổ sung đủ protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể, bù cho lượng đường và tinh bột phải hạn chế.
  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn và không được làm hạ đường huyết quá mức khi xa bữa ăn.

   Để lựa chọn được thực phẩm tốt cho người tiểu đường, bạn nên dựa trên chỉ số đường huyết GI của thực phẩm. Chỉ số này sẽ phản ánh khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu của một loại thực phẩm cụ thể. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại có chỉ số GI thấp (<55) hoặc trung bình (56-74), hạn chế loại có chỉ số GI cao (>75).

 

Lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết GI

Lựa chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết GI

 

    Khi xây dựng thực đơn hàng ngày, bạn cũng cần lưu ý về việc phân chia tỷ lệ các thực phẩm như:

  • Bữa sáng: 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein.
  • Bữa trưa: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.
  • Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.

Hoặc để đơn giản hơn, bạn có thể áp dụng theo công thức đĩa thức ăn tại đây.

 

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

    Khi lên thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Thứ 2:

  • Bữa sáng: Bún gạo lứt + hoa quả (dưa lưới hoặc cam).
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + thịt luộc + canh bí đỏ nấu thịt + đậu phụ + nửa quả táo.
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy ít đường;
  • Bữa tối: 1 lưng bát cơm + rau cải luộc + cá kho +  hoa quả ít ngọt.

Thứ 3:

  • Bữa sáng: 1 bát cháo đậu xanh + hoa quả. 
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh cải xoong nấu tôm + thịt gà luộc (bỏ da) + rau muống luộc.
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường;
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt + canh cá hồi nấu măng chua + thịt luộc + hoa quả. 

Thứ 4:

  • Bữa sáng: 1 bát bún thang nhỏ + sữa chua ít đường.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh mồng tơi nấu cua đồng + thịt băm rang hành + hoa quả (táo hoặc ổi). 
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa ít đường hoặc 1 chiếc bánh quy nhỏ;
  • Bữa tối: 1 bát cơm + thịt gà hầm nấm + salad rau quả + đậu phụ sốt cà chua.

Thứ 5:

  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên cám
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt) + đậu phụ sốt cà chua + hoa quả;
  • Bữa nhẹ buổi chiều: 1 quả trứng luộc.
  • Bữa tối:  Cháo sườn + hoa quả.

Thứ 6:

  • Bữa sáng: 1 quả + sữa chua ít đường.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh bí đao nấu xương + nộm thịt gà (bỏ da) + xoài.
  • Bữa nhẹ buổi chiều: 1 nắm hạnh nhân.
  • Bữa tối: 1 bát cơm + rau súp lơ xanh luộc + đậu phụ nhồi thịt + 1 quả cam. 

Thứ 7:

  • Bữa sáng: Cháo đậu đỏ
  • Bữa trưa: Phở cuốn + hoa quả hoặc sữa chua hoa quả. 
  • Bữa nhẹ buổi chiều: Nửa quả táo và 2 miếng bánh quy ít đường.
  • Bữa tối:  1 bát cơm + cà tím nấu đậu và thịt + mướp đắng xào trứng + nho xanh.

Chủ nhật:

  • Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc + 5 múi bưởi.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm + canh ngao nấu chua + cá rán + 1 quả lê.
  • Bữa nhẹ buổi chiều: nửa bắp ngô luộc.
  • Bữa tối: Bún gạo lứt nấu thịt băm + 1 quả chuối.

 

Khoai lang luộc là lựa chọn tốt để đưa vào thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

Khoai lang luộc là lựa chọn tốt để đưa vào thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

 

    Dựa vào những nguyên tắc đã trình bày ở phần 2 của bài viết này, bạn có thể linh động trong việc lựa chọn để thay đổi thực đơn sao cho phù hợp khẩu vị, sở thích mà vẫn đảm bảo chuẩn khoa học cho người bệnh tiểu đường.

 

Cách để hạ và ổn định đường huyết hiệu quả

    Để hạ và ổn định đường huyết, ngoài việc thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học, bạn cần kết hợp với các biện pháp sau đây:

  • Uống thuốc tiểu đường đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tập thể dục đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Trong đó, bạn nên kết hợp giữa các bài tập nhẹ nhàng và bài tập kháng lực.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Thư giãn tinh thần bằng cách đi chơi, đi công viên…
  • Uống thêm BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày. Sản phẩm này có thành phần từ thảo dược tự nhiên, nguyên tố vi lượng và các vi chất quan trọng khác giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

 

Dùng BoniDiabet + để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Dùng BoniDiabet + để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

 

    Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có được thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cũng như đưa ra những lưu ý để bạn kiểm soát tốt bệnh của mình. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bí quyết chung sống với bệnh tiểu đường

cô Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 56 tuổi, ở xóm 1, Kim Chính, Kim Sơn, Ninh Bình

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra với các chuyên gia sức khỏe. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc tham khảo.

BoniDiabet đã giúp đường huyết của tôi ổn định sau hơn 10 năm

Bác Nguyễn Quang Yên, 53 tuổi, xóm Chẽ, Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi