Protein (đạm) cho người tiểu đường

Cập nhập: Thứ tư, 11/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh nhân đái tháo đường cần giảm bớt lượng tinh bột, hạn chế đồ ăn hay các loại nước ngọt để tránh đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh lại mắc phải sai lầm khi cắt giảm một thành phần khác cũng rất quan trọng với sức khỏe đó là protein (hay còn gọi là chất đạm). Vậy protein có vai trò như thế nào? Người tiểu đường nên bổ sung protein như thế nào? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

 

Vai trò của protein với cơ thể

Vai trò của protein với cơ thể

 

Vai trò của Protein với cơ thể

   Protein được tạo thành từ các axit amin, liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài. Protein tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như:

Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể

  • Protein định hình cấu trúc mô tế bào, hình thành nên cơ, xương, gân, dây chằng, da, tóc, móng…
  • Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Protein tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

   Oxy và các chất dinh dưỡng như glucose, cholesterol, vitamin, khoáng chất khi vào cơ thể sẽ được các chất vận chuyển tiếp nhận và đưa tới tế bào theo dòng máu. Các chất vận chuyển này chính là các protein, hay nói cách khác, protein tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng ra vào tế bào.

   Ví dụ: huyết sắc tố (hemoglobin) là protein mang oxy từ phế nang tới mọi tế bào của cơ thể. Chất vận chuyển glucose (GLUT) mang glucose tới các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng, hay lipoprotein có vai trò vận chuyển cholesterol và chất béo.

Protein có vai trò bảo vệ cơ thể

   Protein có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể bởi:

  • Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, thực hiện nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể.
  • Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon, các globulin kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, tế bào ung thư.

Protein cân bằng pH và nước trong cơ thể

  • Một số loại protein đóng vai trò như một chất đệm giúp điều chỉnh nồng độ acid và bazo trong máu cũng như các chất dịch cơ thể khác. Điều này là rất cần thiết bởi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về pH cũng có thể dẫn tới nguy hại đến sức khỏe hoặc thậm chí là tử vong.
  • Protein giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách thu và giữ nước thông qua hoạt động của 2 protein đó là albumin và globulin. Khi không cung cấp đủ protein, nồng độ 2 protein này giảm và hậu quả là máu không thể giữ được trong mạch sẽ tràn vào khoảng trống giữa các tế bào. Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng sưng hoặc phù, đặc biệt là ở dạ dày.

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể

   Protein là 1 trong 3 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể cùng với glucid và lipid (hay chúng ta thường gọi là chất đạm, chất bột đường, chất béo).

   Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, họ cần cung cấp năng lượng thông qua 3 nguồn trên với một tỷ lệ hợp lý, cụ thể là:

  • Glucid (chất bột đường) chiếm 65% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
  • Protein (chất đạm) chiếm 12 - 14% tổng năng lượng khẩu phần ăn.
  • Lipid (chất béo) chiếm 18 - 20% tổng năng lượng khẩu phần ăn.

   Còn đối với người bệnh tiểu đường, họ cần giảm lượng glucid đưa vào cơ thể nhằm hạn chế tình trạng tăng đường huyết. Chính vì vậy, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày có sự thay đổi nhất định. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của người tiểu đường có thể được tính theo công thức sau:

                   Lượng calo trong 1 ngày = 25 - 30 Kcal/kg * trọng lượng cơ thể

   Ví dụ, một người bệnh tiểu đường nặng 60kg sẽ cần cung cấp khoảng 1500 - 1800Kcal, trong đó:

  • Chất bột/đường cung cấp 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng năng lượng khẩu phần ăn.
  • Chất đạm (protein) cần cao hơn người bình thường và nên đạt 15 - 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12 - 14%).
  • Chất béo nên chiếm 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn (người bình thường là 18 - 20%) và không nên vượt quá 30%.

 

Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng có sự điều chỉnh ở bệnh nhân tiểu đường

Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng có sự điều chỉnh ở bệnh nhân tiểu đường

 

   Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.

 

Bổ sung protein cho người tiểu đường

   Có 2 loại protein là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh là protein được cấu tạo từ đầy đủ các loại acid amin thiết yếu, trong khi đó, protein không hoàn chỉnh lại thiếu một số loại acid amin nhất định. Protein hoàn chỉnh được tìm thấy trong thức ăn có nguồn gốc động vật, còn protein không hoàn chỉnh lại được tìm thấy trong thức ăn có nguồn gốc thực vật.

   Chính vì vậy, đạm thực vật (đạm trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,…) có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật do thiếu một hay nhiều acid amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các acid amin không cân đối. Tuy nhiên đạm động vật (đạm trong thịt, cá, trứng, hải sản…) không ở dưới dạng đơn thuần mà ở dưới dạng liên hợp như nucleoprotid (là phức hợp của protein với chất béo như photolipid, cholesterol…), quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, acid uric, nitrat, cholesterol… và gây hàng loạt các bệnh lý gout, ung thư, xơ vữa động mạch…

   Do đó, chúng ta cần khéo léo phối hợp các thức ăn có nguồn gốc đạm động vật và đạm thực vật để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể và hạn chế sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe.

   Nhu cầu bổ sung protein ở người bệnh tiểu đường được khuyến cáo là từ 1-1,5 gam protein/kg cân nặng/ngày ở người không có suy giảm chức năng thận.

Một số nguồn thức ăn chứa nguồn protein dồi dào có thể kể đến như: Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18 gam/100 gam; thịt lợn nạc là 19 gam/100 gam, cá chép là 17 gam/100 gam; trứng gà là 16 gam/100 gam. Nguồn protein thực vật cũng rất phong phú, tỷ lệ đạm trong nhiều thức ăn thực vật rất cao, đặc biệt trong đỗ tương, đạm cao tới 35-40 gam/100 gam (tuy nhiên giá trị sinh học của đạm trong đậu đỗ, vừng lạc, ngũ cốc…thấp hơn thịt, cá, trứng, tôm, cua..do vậy sự hấp thụ kém hơn).

 

Người tiểu đường cần phối hợp protein động vật và protein thực vật

Người tiểu đường cần phối hợp protein động vật và protein thực vật

 

   Như vậy, protein đóng một vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người nói chung và với người bệnh tiểu đường nói riêng. Dù vậy, người bệnh cũng không thể thay thế hoàn toàn lượng đường/tinh bột dung nạp vào cơ thể bằng protein. Để có một chế độ ăn “nới lỏng” hơn, bớt khắt khe hơn, điều quan trọng nhất đó là người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình, cần hạ và ổn định đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn.

 

BoniDiabet+ - Hạ và ổn định đường huyết vượt trội số 1 Việt Nam

   Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm khác nhau dành cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đa phần các sản phẩm đó đều có thành phần chính là các loại thảo dược. Các loại thảo dược đã được sử dụng từ lâu đời cũng như đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính hiệu quả của chúng trong việc hạ đường huyết. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thảo dược là chưa đủ, hạ được đường huyết là một phần, một điều quan trọng nữa là khi đã hạ được đường huyết về ngưỡng an toàn, phải làm sao để nó luôn duy trì ở mức đó. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã giải đáp được câu hỏi đó. Câu trả lời nằm ở 4 nguyên tố vi lượng có trong sản phẩm BoniDiabet +.

   Bên cạnh các loại thảo dược giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu tốt như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội, BoniDiabet + còn được bổ sung thêm 4 nguyên tố vi lượng đó là kẽm, crom, selen, magie. Các nguyên tố vi lượng này tham gia vào thành phần cấu tạo nên các enzyme chuyển hóa đường, nhờ vậy giúp người bệnh hạ và ổn định được đường huyết của mình ở ngưỡng an toàn. Nguyên tố vi lượng được xem là sự vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường.

 

4 nguyên tố vi lượng có trong BoniDiabet +

4 nguyên tố vi lượng có trong BoniDiabet +

 

- Crom: giúp giảm đề kháng insulin, tăng độ nhạy insulin, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.

- Kẽm: Nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Richard A. Anderson, làm việc tại phòng thí nghiệm chức năng, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville, USDA, ARS, Beltsville, MD đã chứng minh: Kẽm có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

- Magie: Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ làm việc tại bộ môn dinh dưỡng, trường y tế cộng đồng đại học Harvard về mối liên quan giữa chế độ ăn giàu magie và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2: Những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường type 2 so với những người có chế độ ăn nghèo magie. Nguyên tố vi lượng này đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngoài ra còn giúp ổn định huyết áp hiệu quả.

- Selen: đây là nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng đã được các bác sĩ tại khoa sinh học, đại học Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên mắt, tim, thận, tiểu cầu.

   Điểm vượt trội thứ hai của BoniDiabet + chính là nguồn gốc xuất xứ, công nghệ bào chế. BoniDiabet+ được sản xuất bởi công nghệ Microfluidizer. Đây là công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới, giúp đưa kích thước các thành phần của BoniDiabet + về kích thước siêu nhỏ, từ đó tăng sinh khả dụng của các thành phần tới mức cao nhất (tức là tăng khả năng hấp thu của từng thành phần có trong BoniDiabet +).

 

Công ty TNHH Botania - Chất lượng đã được kiểm chứng lâm sàng

Nhà máy J&E International

 

   BoniDiabet + được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, tại nhà máy J&E International (đặt tại Mỹ), đây là nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP của cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Nhờ vậy mà BoniDiabet + luôn được đảm bảo tính an toàn và độ ổn định.

   Như vậy, protein là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Nguồn thực phẩm cung cấp protein cũng vô cùng phong phú, người bệnh có thể phối hợp khéo léo để bữa ăn trở nên phong phú hơn và vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ acid amin thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, BoniDiabet + chính là giải pháp hoàn hảo để bữa ăn của người bệnh tiểu đường có thể bớt khắt khe hơn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1044 để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không? Hai căn bệnh này có mối quan hệ như thế nào? Và phải làm sao cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường?

Viêm khớp - Căn bệnh không của riêng ai!

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp, điều trị bệnh viêm khớp bằng cách nào?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và nên kiêng ăn gì? Thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cụ thể về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Bệnh tiểu đường ăn chuối được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra với các chuyên gia sức khỏe. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc tham khảo.

Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?

Có nhiều người băn khoăn: “Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?”. Để giải đáp cho câu hỏi đó, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi