Cần khám những gì để biết mình bị phì đại tiền liệt tuyến? Khi nào cần mổ, khi nào không?

Cập nhập: Thứ bảy, 21/12/2019

     Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới cho biết: có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60-70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến, và tỉ lệ này tăng lên 88% ở những người trên 80 tuổi. Tức là tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh gia tăng theo tuổi. U xơ tiền liệt tuyến nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như bí tiểu, suy thận… Nhưng cần phải khám những gì để biết mình bị bệnh, trường hợp của mình có cần phải mổ hay không? là những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời đầy đủ nhất.

 

Nội dung bài viết:

  1. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?
  2. Triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến
  3. Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến
  4. Cần khám những gì để phát hiện phì đại tiền liệt tuyến?
  5. Khi nào cần mổ u xơ tiền liệt tuyến
  6. Liệu pháp nội khoa

 

 

phì đại tiền liệt tuyến

 

1. Phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Phì đại tiền liệt tuyến (BHP – Benign prostatic hyperplasia) có các tên gọi khác như u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, phì đại nhiếp tuyến.

 

Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ kích thước khoảng 10-20 gr chỉ có ở nam giới, nằm sát dưới cơ bàng quang bao quanh lấy đoạn niệu đạo chỗ nối với cổ bàng quang. Mức độ phì đại khác nhau ở mỗi người, bình thường tiền liệt tuyến có khối lượng trung bình 20g, ở người phì đại tiền liệt tuyến tăng thêm từ 30g - 80 g, thậm chí có người từ 100g - 200 g.

 

 Phì đại tiền liệt tuyến bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30 tuy nhiên sau độ tuổi 50 mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Một số ít xuất hiện ở người trẻ tuổi. Bệnh ngày càng gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này.

 

2. Triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Do vị trí đặc biệt của tiền liệt tuyến nên khi nó bị phì đại sẽ ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của hàng xóm xung quanh như bàng quang và niệu đạo, từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu và phiền phức như:

 

  • Tiểu nhiều lần ban ngày và nhất là ban đêm sẽ khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ và sức khỏe

 

  • Không nhịn tiểu được, đột ngột buồn đi tiểu

 

  • Tiểu khó, phải rặn mới đi tiểu được, tiểu ngắt quãng, tia tiểu yếu, đái xong vẫn còn vài giọt nước tiểu rỉ ra làm ướt quần.

 

  • Tiểu xong không thoải mái vẫn còn cảm giác tiểu chưa hết.

 

  • Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn lại.

 

  • Bí đái: đột ngột không đi tiểu được mặc dù đã rặn hết sức gây căng tức vùng bụng dưới rất khó chịu phải nhập viện ngay.

 

3. Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến

  • Bí đái hoàn toàn: Người bệnh sẽ thấy căng tức và đau quặn bụng dưới. Sờ bụng ở phía trên xương mu thấy khối căng tròn, ấn căng tức do nước tiểu trong bàng quang, không thoát ra được. Bệnh nhân cần được tới bệnh viện ngay.

 

  • Sỏi tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dẫn tới lắng đọng canxi gây sỏi bàng quang. Sỏi làm tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trở nên trầm trọng và làm tăng khả năng nhiễm trùng.

 

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dẫn tới nhiễm khuẩn với các biểu hiện tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục do chứa mủ.

 

  • Suy thận: Áp lực nước tiểu trong bàng quang tăng, theo đường niệu quản trào lên thận gây giãn bể thận,gây thận ứ nước, viêm thận, để lâu sẽ dẫn tới suy thận. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm

 

  • Ung thư tiền liệt tuyến: Chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên làm thêm các xét nghiệm PSA và sinh thiết để xác định chẩn đoán

 

Xem thêm: Đừng để phì đại tuyến tiền liệt đẩy bạn tới suy thận

 

4. Cần khám những gì để phát hiện phì đại tiền liệt tuyến?

Để có thể chẩn đoán xác định phì đại tiền liệt tuyến cần dựa vào những yếu tố sau:

4.1. Hỏi bệnh:

Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng của người bệnh về tình trạng rối loạn tiểu tiện thông qua việc hỏi bệnh. Bệnh nhân sẽ phải nhớ rõ để trả lời chi tiết cho bác sĩ những triệu chứng mà mình gặp phải.

 

4.2. Thăm khám

Sau khi hỏi bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng để đánh giá tình trạng tiền liệt tuyến. Thông thường khi bị phì đại lành tính tuyến tiền, bác sĩ thăm khám qua trực tràng sẽ thấy tiền liệt tuyến có các đặc điểm sau đây:

  • Kích thước to
  • Ranh giới rõ
  • Bề mặt nhẵn
  • Mật độ chắc.
  • Khi ấn vào bệnh nhân thấy đau tức

 

 

thăm khám bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Hỏi bệnh để bác sĩ khai thác triệu chứng lâm sàng

 

4.3. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp được áp dụng rộng rãi với ưu điểm không gây sang chấn, thực hiện nhanh, chính xác, hiệu quả cao. Siêu âm giữ một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi u xơ tiền liệt tuyến. Giá trị của siêu âm trong bệnh u xơ tiền liệt tuyến:

 

  • Đánh giá về thể tích tuyến tiền liệt, để có định hướng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
    - Đánh giá tình trạng nhu mô để chuẩn đoán phân biệt với ung thư hoặc ápxe tiền liệt tuyến.
    - Đánh giá một số biến chứng do tăng sản lành tính tuyến tiền liệt gây ra ở bàng quang và đường dẫn niệu trên như sỏi, giãn đài bể thận.

 

  • Giúp xác định khối lượng và hình dạng của tuyến tiền liệt, theo quy ước 1cm3 = 1g trọng lượng tuyến.
    - Đánh giá giai đoạn và kết quả phẫu thuật thông qua đo nước tiểu tồn dư.
    - Đánh giá các bệnh kết hợp khác của đường niệu như sỏi thận.

 

Các phương pháp siêu âm tiền liệt tuyến:

  • Phương pháp siêu âm phía trên xương mu.
  • Phương pháp siêu âm qua đường trực tràng.
  • Phương pháp siêu âm qua đường tầng sinh môn: phương pháp này ít có kết quả, do đó ít được sử dụng.
  • Phương pháp siêu âm bằng cách đưa đầu dò qua niệu đạo: phương pháp này có nguy cơ gây dập vỡ niệu đạo và nhiễm khuẩn, do đó ít được sử dụng.
  • Phương pháp siêu âm màu Doppler: trong trường hợp cần thiết có thể kết hợp với các phương pháp siêu âm kinh điển.

 

Ngoài ra để xác định, đánh giá biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến cũng như những ảnh hưởng của bệnh thì bệnh nhân cần làm thêm một số vấn đề sau:

 

4.4. Chụp X- quang hệ tiết niệu

Hình ảnh chụp X-quang hệ tiết niệu sẽ cho thấy những thay đổi bất thường về cấu trúc giải phẫu của đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến gây ra, đồng thời có thể xác định được mức độ lồi vào trong lòng bàng quang của khối u tiền liệt tuyến …

 

4.5. Thăm dò niệu động học

Đây là xét nghiệm được dùng để đo áp lực và chức năng của bàng quang. Xét nghiệm này giúp đánh giá áp lực bên trong bàng quang và hiệu quả của sự co bóp bàng quang. Thăm dò này được tiến hành trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề về bàng quang hơn là phì đại tuyến tiền liệt.

 

4.6. Xét nghiệm vi khuẩn

Để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn của hệ tiết niệu, phương pháp thường là cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ.

 

4.7. Định lượng PSA và PAP

Hai chỉ số này sẽ giúp sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị ung thư

 

Ngoài các xét nghiệm trên, còn một số xét nghiệm khác như sinh thiết, chụp niệu đạo ngược dòng, chụp cộng hưởng từ, sanner… Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng làm hết tất cả các xét nghiệm trên mà tùy tình trạng bệnh nhân, triệu chứng như thế nào mà có những xét nghiệm phù hợp. Tuy nhiên, siêu âm tiền liệt tuyến là một biện pháp quan trọng nhất và không thể thiếu khi muốn chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến.

 

Xem thêm: PSA và fPSA - Dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt

 

5. U xơ tiền liệt tuyến khi nào cần mổ?

Phì đại tiền liệt tuyến thường xảy ra ở lứa tuổi từ 50 trở lên vì thế các bác sĩ sẽ không khuyến khích mổ mà chủ yếu điều trị nội khoa, việc mổ chỉ được tiến hành trong một số trường hợp đặc biệt như:

 

  • Bệnh đã xuất hiện những biến chứng như bí đái cấp và mãn tính, nhiễm khuẩn niệu, hình thành sỏi bàng quang, giãn thận, viêm bể thận
  • Tồn dư nước tiểu trong bàng quang lớn hơn 100ml
  • Triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh
  • Kích thước của khối u tiền liệt tuyến quá lớn

 

Hiện nay có rất nhiều thủ thuật được áp dụng, mỗi thủ thuật đều có ưu điểm và hạn chế còn tồn tại, các thủ thuật thường được sử dụng như:

  • Nội soi u xơ tiền liệt tuyến bằng dao Bipolar
  • Nội soi bốc hơi tuyến tiền liệt bằng laser
  • Mổ mở u xơ tiền liệt tuyến

 

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và có chi phí điều trị cao hơn so với điều trị bảo tồn.

 

điều trị phì đại tiền liệt tuyến

 

6. Liệu pháp nội khoa

Trước đây khi người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến thì hầu hết phải cắt bỏ nhưng hiện nay chỉ có khoảng 20% trường hợp cần phải mổ, còn lại sẽ theo dõi hoặc sử dụng phương pháp nội khoa. Trong đó phương pháp nội khoa là sử dụng phương pháp đông y hoặc tây y.

 

6.1. Phương pháp Tây y

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong phương pháp này là:

 

  • Nhóm thuốc ức chế 5 alphareductase (5-ARI): Enzym 5- alphareductase có vai trò chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosteron và chất này làm tăng sinh kích thước tiền liệt tuyến. Vì thế, thuốc ức chế enzym 5- alphareductase làm chậm lại quá trình phì đại tuyến tiền liệt và làm giảm kích thước phì đại tiền liệt tuyến.

 

Tuy nhiên người bệnh lại hay gặp phải tình trạng hạ huyết áp, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn.

 

  • Nhóm thuốc chẹn 5 alpha- adrenergic: Nhóm thuốc này giúp ngăn chặn sự tăng trượng lực cơ, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng, cải thiện các triệu chứng liên quan đến chức năng tống xuất của bàng quang, làm giảm sự rối loạn tiểu.

 

Tác dụng phụ: Thuốc gây hạ huyết áp tư thế đứng, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, sung huyết mũi, rối loạn xuất tinh. Không được dùng thuốc chẹn thụ thể alpha cho người suy tim sung huyết.

 

  • Nhóm phối hợp nhóm 5- ARI và nhóm ức chế alpha adrenergic: Tuy nhiên sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn cương, xuất tinh yếu, giảm ham muốn tình dục

 

6.2. Phương pháp Đông y

 Phương pháp Đông y hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi không những bởi tính an toàn mà lại rất hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ, các loại thảo dược khi phối hợp sẽ có thể giải quyết tất cả các khía cạnh của bệnh phì đại tiền liệt tuyến một cách đơn giản.

 

Sau đây là những loại thảo dược mà Đông y thường sử dụng và mang lại hiệu quả cao:

 

Cây cọ lùn và vỏ cây anh đào châu Phi:

 

Đây là hai loại thảo dược cực kỳ nổi tiếng tới mức cứ nhắc tới phì đại tiền liệt tuyến là nhắc tới thảo dược này. Chúng đã được sử dụng hàng nghìn năm nay ở châu Âu với mục đích y học.

 

Cơ chế tác dụng chính của 2 loại thảo dược này là tác động chính vào nguyên nhân gây ra phì đại tiền liệt tuyến tức là ức chế enzyme 5 α – reductase để làm giảm kích thước tiền liệt tuyến, làm giảm những triệu chứng khó chịu do phì đại tiền liệt tuyến gây ra.

 

Hạt bí đỏ

Trong dầu hạt bí đỏ có chứa chất delta 7- phytosterol đặc hiệu có tác dụng: ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó làm giảm tất cả những triệu chứng khó chịu của bệnh phì đại tiền liệt tuyến như: tiểu đêm, tiểu khó, tiểu nhiều lần, giảm thể tích nước tiểu tồn dư…

 

Bồ công anh

Bồ công anh từ lâu đã được biết tới là một loại kháng sinh thực vật, cực kỳ an toàn, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu ở những bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến với những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó…

 

Cây Uva ursi, cranberry, buchu leaf

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở những bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến là do vi khuẩn như E.Coli, Staphylococcus aureus …) nên những thảo dược này sẽ có tác dụng là ngăn chặn vi khuẩn bám dính vào thành bàng quang, thành niệu đạo để gây bệnh. Đồng thời chúng còn tác dụng lợi tiểu để tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.

 

Mỗi loại thảo dược trên đều có tác dụng giải quyết một hoặc một vài khía cạnh của bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Vì thế với bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến thì nên phối hợp tất cả những loại thảo dược trên thành một chế phẩm để có tác dụng toàn diện nhất.

 

Kết hợp ưu điểm của các thảo dược để giảm kích thước tuyến tiền liệt

Hiện nay trên thị trường chỉ có sản phẩm BoniMen của Canada do công ty Botania phân phối là đáp ứng được tiêu chí này. Bởi thành phần BoniMen không những gồm những thảo dược trên mà còn được bổ sung thêm cả kẽm. Bởi kẽm đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tuyến tiền liệt, trong tuyến tiền liệt và dịch của tuyến tiền liệt đều chứa kẽm, thiếu kẽm sẽ gây ra phì đại và viêm tiền liệt tuyến.

 

sản phẩm bonimen

BoniMen - Sản phẩm hiệu quả cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến

 

 Mỗi ngày từ 2-6 viên BoniMen cùng liệu trình từ 3-6 tháng, BoniMen sẽ giúp:

  • Ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt. Giúp giảm các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

 

  • Giúp co nhỏ kích thước tiền liệt tuyến phì đại

 

  • Dùng cho người bị phì đại tiền liệt tuyến và viêm đường tiết niệu.

 

BoniMen trên hành trình giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt cùng với hàng triệu đàn ông Việt

BoniMen là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Nguyễn Cao Chí, 63 tuổi, (ở khu 1, thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ, điện thoại: 0982.889.236)

 

Chú bị phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đem tới mười mấy lần, tiểu khó, tiểu rắt khiến bác không ăn không ngủ được. Khi kích thước lên tới 70gr chú buộc phải đi mổ, tưởng rằng đã yên nhưng không ngờ chỉ mới 1 năm sau, bệnh tình đã quay trở lại với kích thước lên tới 40gr, tưởng rằng sẽ phải mổ lần nữa, nào ngờ tình cờ gặp được BoniMen. Chú dùng đều đặn khoảng 3-4 tháng, kích thước giảm chỉ còn 19gr, đồng thời chuyện đi tiểu cũng trở lại bình thường, ban đêm chú ngủ ngon cả đêm không phải dậy lần nào.

 

anh nguyễn cao chí sử dụng bonimen

 

Bác Nguyễn Xuân Xanh,  72 tuổi ở số 17, đường Thanh Vinh 10, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng, điện thoại: 0934.799.233

 

Bác bị phì đại tiền liệt tuyến, kích thước lên tới 65gr, bác sĩ không cho bác phẫu thuật vì sợ tuổi cao sẽ nguy hiểm nên chỉ kê đơn thuốc tây. Dù dùng thuốc đều đặn nhưng bệnh của bác vẫn dậm chân tại chỗ, ban đêm vẫn phải dậy tới 6-7 lần để đi tiểu, mà tiểu khó, không hết, tiểu xong bác đều không thấy thoải mái. Tới khi dùng BoniMen mọi chuyện mới khác hẳn, sau 2 tháng dùng, kích thước về còn cón 38gr và sau 4 tháng kích thước còn có 28gr, tiểu tiện bình thường, ban đêm chỉ còn 1 lần, tiểu bình thường, thông thoáng. 

 

chú nguyễn xuân xanh sử dụng bonimen

 

Chú Đào Hồng Phú ở số 2 ngõ 7, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, điện thoại: 0915.789.304

 

Chú bị phì đại tiền liệt tuyến kích thước lên tới 42gr với những triệu chứng vô cùng khó chịu như tiểu đêm nhiều lần, mỗi đêm tiểu 3-4 lần, đi xong lại muốn đi tiếp, nước tiểu không thành tia mà lại nhỏ giọt xuống chân. Chú dùng nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả, may mắn thay tình cờ biết tới BoniMen, chú dùng liên tục với liều 4 viên mỗi ngày, quá bất ngờ khi việc đi tiểu đã trở lại bình thường tức là hết hẳn tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, mỗi đêm chú chỉ còn đi có 1 lần. Và kích thước tiền liệt tuyến đã trở lại bình thường, tức là chỉ còn 22-23gr thôi.

 

chú đào hồng phú sử dụng bonimen

 

Kết luận: Trên đây là toàn bộ những thông tin để người bệnh biết phải làm gì nếu nghi ngờ mình bị phì đại tiền liệt tuyến và những phương pháp điều trị. Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp, mọi người có thể liên hệ theo số điện thoại 18001044 – 0984464844 giờ hành chính, các dược sĩ sẽ tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp của mỗi người.

 

Xem thêm: Cựu chiến binh Hà thành chia sẻ cách chiến thắng bệnh phì đại tiền liệt tuyến nhờ BoniMen 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bí quyết chiến thắng bệnh phì đại tiền liệt tuyến ở tuổi 87

Ông Cao vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh, đặc biệt ông còn chiến thắng căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến.  

Đắc Lắc: Không sợ tái phát phì đại tiền liệt tuyến nhờ BoniMen

Bác Thi, 62 tuổi, ở thôn Thạch Hà, xã Eatul, huyện Cưmga, Đắc Lắc.

Đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao? Đâu là giải pháp hiệu quả?

Nếu đang gặp tình trạng bị đau, buốt, khó chịu khi đi tiểu thì bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Bởi nó không chỉ giúp bạn biết được đau buốt khi đi tiểu là bị làm sao mà còn giúp bạn có giải pháp hiệu quả nhất.

Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì? Hậu quả khôn lường nếu không điều trị

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được tiểu khó ở nam giới là bệnh gì, những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu. Mời bạn đọc để tìm hiểu thêm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniMen 30V

BoniMen 30V

Loại: Giá: Số lượng:
BoniMen 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi