Món ăn chữa chứng biếng ăn ở trẻ

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

    Biếng ăn, chán ăn, y học cổ truyền gọi là “yếm thực”, là một chứng bệnh hay gặp đặc biệt là từ trẻ nhỏ. Ban đầu trẻ không thích ăn uống, ăn chậm, hay ngậm và ăn ít dần.

    Khi chán ăn ở mức độ nặng thì trẻ không chịu ăn ngay cả những thứ mà trước đây rất thích ăn. Ăn uống kém nên cơ thể trẻ không đủ năng lượng và dinh dưỡng để phát triển khiến trẻ chậm lớn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, da xanh xao, tóc thưa. Trẻ chán ăn do mắc một số bệnh cảm cúm, viêm phế quản, ho…khi khỏi bệnh khả năng ăn uống bình thường. Cũng có thể trẻ chán ăn do thói quen ăn uống không có giờ giấc nhất định hoặc ăn vặt quá nhiều trước khi ăn bữa chính…lúc này cần thay đổi giờ giấc và giúp trẻ bỏ những thói quen xấu.

    Khi thấy con em mình ăn uống giảm sút trong vòng khoảng 2 tháng mà lại không mắc bệnh gì, giờ giấc ăn uống hợp lý thì phải nghĩ ngay đến chứng bệnh chán ăn. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của chán ăn thường do tỳ vị và được phân ra 3 loại: do tích trệ, do vị nhiệt tân dịch thương tổn, do tỳ vị hư nhược..

 

Thịt cóc chữa chứng biếng ăn ở trẻ?

 

Dạng do ăn uống tích trệ:

   Thường có biểu hiện miệng hôi, lưỡi nhiều tưa, bụng trướng, ấm ách, ngủ không yên, hay ú ớ mê man, đại tiện bất thường, phân khắm. Một số món ăn sau đây sẽ giúp bé cải thiện rất tốt tình trạng biếng ăn trong trường hợp này:

Bài 1: Màng mề gà 30g rửa sạch phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột (khi uống có thể trộn thêm ít đường). Mỗi ngày  uống 2-3 lần. Trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần uống 0,5g, trẻ 3-5 tuổi mỗi lần uống 1g, trẻ trên  tuổi mỗi ngày uống 1,5g..

Bài 2: Bánh nhân củ cải.

Củ cải tươi 250g, rửa sạch, thái chỉ, trộn với dầu thực vật sao gần chín. Thịt lợn nạc 100g xé trộn với củ cải nặn thành nhân bánh, cho vào chảo rán chín. Hai bài thuốc này có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu tích trệ.

Bài 3: Sơn tra 30g, biển đậu 30g, sắc lấy nước, thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo loãng, thêm đường trắng vừa đủ, ăn khi ấm.

 

Dạng do vị nhiệt tân dịch thương tổn:

Thường kèm theo chất lưỡi đỏ, đại tiện táo bón, phân khô. Để giải quyết tình trạng này một cách đơn giản, bạn nên làm cho bé một số món ăn sau:

Bài 1: Cà bát tươi 150g, rửa sạch gọt bỏ vỏ, thái nhỏ để cả hạt, vắt lấy nước uống. Ngày uống 2-3 lần.

Bài 2: Ô mai 5g, thạch hộc tươi 10g, lô căn tươi 30g, sắc nước uống thay trà nhiều lần, dùng chữa mùa hè trẻ chán ăn, vị nhiệt, tân dịch hao tổn.

 

Dạng do tỳ vị hư nhược

Thường kèm theo lưỡi nhạt màu, phân hơi nát hay bị tiêu chảy. Mẹ hãy nấu một số món ăn sau cho bé sẽ giúp bé cải thiện rõ rệt tình trạng này.:

Bài 1: Thịt lươn 250g, màng mề gà 6g. Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ thêm chút muối và gia vị trộn đều với lươn hấp chín, có thể làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

Bài 2: Bột thịt cóc 10g, lòng đỏ trứng gà 2 quả, chuối ngự 12g, bột cóc nên mua ở các cơ sở đảm bảo y tế, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cafe con.

Bài 3: Cá diếc 100g, ý nhĩ nhân 30g, cùng nấu canh, có thể ăn 3-5 ngày liền, dùng chữa tỳ vị hư nhược.

 

Ngoài việc sử dụng các món ăn – bài thuốc trên, chúng ta cần phải:

-          Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ.

-          Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo.

-          Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thu được hết chất dinh dưỡng của món ăn nhằm nâng cao chính khí, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về viêm loét miệng ở trẻ em

Viêm loét miệng ở trẻ em là một dạng bệnh lý nhẹ hay gặp, là một chủ đề được nhiều bậc cha mẹ các trẻ quan tâm.

Trẻ bị viêm phế quản cấp : nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp ( 2020)

Khi có con bạn mới nhận ra một điều rằng, không có gì đáng sợ bằng việc con ốm, con sốt, con ho. Đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi hay các bệnh đường hô hấp khác.

Những sai lầm trong ăn dặm khiến trẻ chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân nếu mẹ mắc phải những sai lầm khi cho con ăn dặm sau: Cho con ăn dặm quá sớm, bé ăn ít rau củ quả,...

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản là gì? Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em hiệu quả, an toàn nhất

Khi làm cha mẹ, điều lo sợ nhất chính là con ốm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh thông thường, bệnh tiến triển nhanh và dễ bị tái phát. Nhiều khi, chỉ cần con hắt hơi là cha mẹ đã giật mình lo sợ, chỉ cần gió mùa về hay trời đồ mưa là mẹ đã phải chuẩn bị sẵn tinh thần có ốm, con sốt, con ho

Mẹ không còn lo bé biếng ăn, hay ốm nữa

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 50 % trẻ em Việt Nam thiếu vi chất, hiện vẫn còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em

Không như người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng. Song không vì thế mà cha mẹ chủ quan không phòng bệnh và chữa trị  khi trẻ mắc bệnh này

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi