Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

Cập nhập: Thứ năm, 18/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Stent là một vật liệu có kích thước nhỏ, được sử dụng để đưa vào trong các mạch máu, nhằm phục hồi khả năng lưu thông máu tại các vị trí này. Đặt stent là một thủ thuật y tế đã và đang được thực hiện từ rất lâu trước đây nhằm điều trị và phòng ngừa các vấn đề tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này nhé!

 

Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

 

Đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành là gì?

   Đặt stent là một thủ thuật can thiệp tim mạch, có tác dụng giúp tái lưu thông máu qua những khu vực mạch máu bị chít hẹp hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị tắc hẹp mạch vành đều cần đặt stent tim.

   Theo các chuyên gia, chỉ định đặt stent điều trị bệnh mạch vành được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, mức độ tắc nghẽn, nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

    Thông thường, người bệnh có mức độ hẹp mạch vành trên 70% sẽ được chỉ định đặt stent. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có nguy cơ bị nứt vỡ các mảng xơ vữa tạo thành cục máu đông thì mức độ hẹp mạch vành khoảng 40 - 50% đã có chỉ định đặt stent.

    Với những người hội chứng mạch vành cấp, hoặc đau thắt ngực do hội chứng mạch vành mạn tính không đáp ứng với thuốc, chỉ định đặt stent sẽ có hiệu quả cải thiện rất tốt. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn sẽ cần đánh giá trên phim chụp và kết quả điện tâm đồ, điện tim, thử nghiệm gắng sức,...

 

Đặt stent mạch vành sử dụng những loại nào?

   Hiện nay, có nhiều loại stent khác nhau được sử dụng trong kỹ thuật đặt stent mạch vành. Tại nước ta, một số loại stent đang được sử dụng có thể kể đến như:

-Stent kim loại thường (BMS): Đây là loại stent thế hệ đầu tiên, chỉ có khung kim loại trần, không có lớp phủ thuốc bên ngoài. Loại stent này có giá thành rẻ nhất, nhưng nguy cơ tái hẹp rất cao vì khiến các mô sẹo trong lớp lót động mạch phát triển quá mức. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều loại stent mới ưu việt hơn nên BMS thường chỉ được dùng trong một số trường hợp nhất định.

 

Stent kim loại thường chỉ có khung kim loại trần

Stent kim loại thường chỉ có khung kim loại trần

 

-Stent phủ thuốc (DES): Đây là loại stent được phủ một lớp thuốc bên ngoài, giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của mô sẹo trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ tái hẹp từ 20 - 30% so với stent thường.

Tuy nhiên, loại stent này có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, nên người bệnh sẽ cần dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin,...

-Stent tự tiêu sinh học (BS): Loại stent này được làm từ các vật liệu có thể tan tự nhiên như chỉ tự tan, được phủ một lớp kháng thể, không chứa polymer hay thuốc. Do đó, nó còn được gọi là stent bọc kháng thể.

   Loại stent này có ưu điểm là thúc đẩy sự tái tạo thành mạch, thúc đẩy chữa lành các tổn thương. Bên cạnh đó, với khả năng tự tiêu, loại stent này cũng giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

-Stent trị liệu kép: Đây là loại stent kết hợp được ưu điểm của cả 2 loại stent tự tiêu và stent phủ thuốc. Không chỉ làm giảm nguy cơ tái hẹp động mạch, nó còn hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương trong lòng mạch.

   Mặt ngoài stent áp sát với thành động mạch được phủ thuốc giúp chống lại sự phát triển của mô sẹo. Thuốc được giải phóng từ lớp vật liệu sinh học với khả năng tiêu biến dần theo thời gian. Mặt trong stent được phủ kháng thể, giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành của mạch máu.

 

Kỹ thuật đặt stent mạch vành được thực hiện như thế nào?

   Đầu tiên, người bệnh được kiểm tra tình trạng các bệnh lý nền, chức năng thận, tiền sử rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang, và xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, đo điện tim. Việc đặt stent không được thực hiện nếu động mạch vành tổn thương nặng hoặc lan tỏa, rối loạn đông máu, tiểu cầu thấp,...

   Nếu các kết quả đều tốt, người bệnh sẽ được uống thuốc chống kết tập tiểu cầu, sau đó tiêm thuốc gây tê tại các vị trí được dùng để thực hiện kỹ thuật đặt stent.

   Bác sĩ sẽ luồn ống thông tại các vị trí đã gây tê theo mạch máu đến vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Thuốc cản quang được bơm vào để xác định chính xác vùng tắc nghẽn trên màn hình quan sát. Một dây dẫn siêu nhỏ với bóng khí được đưa qua ống thông, đến vị trí tắc nghẽn và bơm phồng lên để mở rộng chỗ hẹp.

 

Kỹ thuật đặt stent mạch vành

Kỹ thuật đặt stent mạch vành

 

   Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy bóng ra, luồn stent vào chỗ bị hẹp, bên trong stent sẽ có thêm một bóng thu nhỏ. Bóng trong stent được bơm phồng để bung stent ra, khiến stent áp sát vào thành mạch, và bóng được làm xẹp, rút ra từ từ để stent giữ nguyên được vị trí.

    Thuốc cản quang tiếp tục được bơm vào nhằm chắc chắn dòng máu đang lưu thông ổn định. Cuối cùng, bác sĩ rút ống thông, băng ép động mạch, kết thúc quá trình nong mạch vành.

   Trong suốt quá trình, người bệnh được theo dõi nhịp tim, mạch, huyết áp và mức oxy. Thời gian thực hiện đặt stent thường kéo dài từ 45 - 120 phút, tùy từng trường hợp.

 

Đặt stent mạch vành có an toàn không?

   Đặt stent mạch vành là một thủ thuật khá an toàn, tỷ lệ rủi ro chỉ rơi vào khoảng 1 - 2%. Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi đặt stent là:

  • Chảy máu, nhiễm trùng hoặc hư hại mạch máu dùng để luồn ống thông hoặc lớp nội mạc động mạch.
  • Hình thành cục máu đông trong stent.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Vỡ hoặc tắc hoàn toàn động mạch vành.
  • Tổn thương thận do thuốc cản quang.
  • Đau tim, đột quỵ dẫn tới tử vong.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về phương pháp đặt stent điều trị bệnh mạch vành. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

Mắc bệnh suy tim sống được bao lâu?

Bệnh suy tim sống được bao lâu? - chỉ 20% người bệnh suy tim giai đoạn cuối sống được trên 5 năm, tuổi càng cao nguy cơ tử vong càng cao…

Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhồi máu não là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch,...

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phòng ngừa tình trạng này bằng cách nào?

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng tiền sản giật, cũng như các cách để phòng ngừa hiệu quả nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà