Viêm mào tinh hoàn - Một bệnh lý có thể gây vô sinh ở nam giới!

Cập nhập: Thứ ba, 18/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Vô sinh hiếm muộn luôn là vấn đề nóng hổi, thu hút nhiều sự quan tâm của cả nam và nữ giới, nhất là khi tình trạng này đang ngày một gia tăng. Trong đó, viêm mào tinh hoàn chính là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!

 

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn - Một bệnh lý có thể gây vô sinh ở nam giới!

 

Viêm mào tinh hoàn có thể khiến nam giới bị vô sinh

   Tinh hoàn là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống nội tiết và sinh sản ở nam giới. Mỗi nam giới sẽ có 2 bên tinh hoàn, có hình bầu dục, kích thước khoảng 4 x 2,5 cm. Phía bên trên tinh hoàn là mào tinh, được tạo bởi từ 10 - 12 ống xuất, và nối trực tiếp với ống dẫn tinh.

  Trong cơ thể, tinh hoàn vừa đảm nhận chức năng nội tiết, vừa thực hiện chức năng ngoại tiết. Cụ thể, về nội tiết, tinh hoàn sản xuất ra khoảng 90% lượng hormone testosterone và các androgen khác. Về ngoại tiết, tinh hoàn có chức năng sản xuất  tinh trùng từ các tế bào mầm của các ống sinh tinh.

   Sau đó, tinh trùng được đưa tới mào tinh hoàn để lưu trữ và hoàn thiện. Các cơ trơn của mào tinh đẩy tinh trùng đi dọc các ống dẫn trong khoảng hai tuần. Trong suốt thời gian này, tinh trùng được cung cấp các chất dinh dưỡng cho đến khi trưởng thành. Các tinh trùng khiếm khuyết và chết được tái hấp thu để cô đặc và tăng chất lượng tinh trùng. Sau một tháng lưu trữ, nếu không được sử dụng, tinh trùng sẽ được hấp thu lại và thay thế bằng các tinh trùng mới.

   Chính vì vậy, khi mào tinh hoàn bị viêm, chức năng nuôi dưỡng, lưu trữ và tái chế tinh trùng sẽ bị giảm sút. Tình trạng viêm có thể lan sang tinh hoàn gây biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm có thể dẫn đến teo tinh hoàn. Điều này khiến cho khả năng sản xuất tinh trùng bị giảm đi, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm. Tinh trùng sinh ra ít, bị dị dạng, giảm khả năng di chuyển, hay chết dẫn đến tình trạng vô sinh thứ phát ở nam giới.

 

Viêm mào tinh hoàn có thể lan sang gây viêm tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn có thể lan sang gây viêm tinh hoàn

 

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn là gì?

   Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng và viêm ở mào tinh hoàn, có thể bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn hoặc do chấn thương vùng háng. Viêm nhiễm thường bắt đầu từ phần đuôi của mào tinh, sau đó có thể lan ra toàn bộ mào tinh, sang cả tinh hoàn và bìu.

    Tình trạng này kéo dài dưới 6 tuần thì được gọi là viêm mào tinh hoàn cấp tính, trên 6 tuần thì được coi là mãn tính. Nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp nhất gây viêm mào tinh hoàn được biết đến là:

  • Do vi sinh vật lây qua đường tinh dục: Các loại vi sinh vật khuẩn này gây nhiễm trùng niệu đạo, sau đó xâm nhập xuống ống dẫn tinh, cuối cùng là mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn, gây viêm. Hai căn bệnh có tỷ lệ cao nhất là lậu (do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra) và chlamydia (do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra).
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt,... Các vi khuẩn này có thể đi ngược dòng vào ống dẫn tinh, rồi đến mào tinh hoàn và gây viêm.
  • Do vi khuẩn lao đi theo đường máu, lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có mào tinh hoàn và tinh hoàn.
  • Nước tiểu chảy ngược vào mào tinh gây viêm.
  • Biến chứng do quai bị: virus quai bị xâm nhập vào khoang tỵ hầu, hạch bạch huyết, sau đó lan ra những bộ phận khác, bao gồm mào tinh hoàn và tinh hoàn, gây phù nề và xơ hóa.
  • Một số tác nhân khác như: E. coli, ký sinh trùng giun chỉ, sán lá, siêu vi và nấm,...

  Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn có thể kể đến như: không cắt bao quy đầu, dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh, mắc bệnh lao, quan hệ tình dục không an toàn, phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, phẫu thuật đường tiểu, sử dụng ống thông tiểu, đang dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim Amiodarone,...

  

Điều trị viêm mào tinh hoàn bằng cách nào?

    Khi bị viêm mào tinh hoàn, người bệnh sẽ có thể bị sốt nhẹ, ớn lạnh; bìu sưng đỏ, sờ thấy ấm hơn, cảm giác đau và căng ở bên bị viêm mào tinh hoàn; đi tiểu nhiều, tiểu gấp, đau rát; dương vật chảy dịch; bụng dưới đau tức và khó chịu; xuất hiện máu trong tinh dịch,...

   Khi thấy những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc ngăn chặn sự nhiễm trùng (nếu có) và giảm triệu chứng, theo đó:

  • Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng. Nếu người bệnh bị viêm do lậu cầu, chlamydia thì có thể được sử dụng doxycyclin, azithromycin, erythromycin, tetracycline,... Người bệnh cần dùng hết toàn bộ liều kháng sinh được kê ngay cả khi không còn triệu chứng.
  • Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, codeine hoặc morphine.
  • Điều trị kết hợp: nghỉ ngơi, nâng cao bìu trong ít nhất 2 ngày, chườm lạnh, tránh nâng vật nặng, kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chữa khỏi viêm mào tinh hoàn,...

  Trong trường hợp các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn, tùy vào mức độ tổn thương do viêm nhiễm.

 

Kháng sinh

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp có nhiễm khuẩn

 

Cách phòng ngừa viêm mào tinh hoàn

   Để phòng ngừa viêm mào tinh hoàn, nam giới cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Cắt bao quy đầu nhất là trong trường hợp bao quy đầu hẹp, dài trùm đầu dương vật, khiến tình trạng viêm nhiễm dễ xuất hiện.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su để tránh những bệnh lý lây qua đường tình dục.
  • Giữ vệ sinh dương vật sau khi quan hệ và sau khi đi tiểu để tránh bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Tiêm phòng lao.
  • Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm. Nếu mắc lao, người bệnh cần dùng kháng sinh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Nếu mắc phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh cần dùng sản phẩm như BoniMen của Canada. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp giảm triệu chứng tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không hết,... đồng thời làm giảm kích thước tuyến tiền liệt.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân, cách điều trị, và phòng ngừa viêm mào tinh hoàn. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tiểu không hết ở nam giới: Cách nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu không hết ở nam giới là gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Người thầy giáo và niềm vui chiến thắng bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chú Nguyễn Hữu Biên, ở khối 3, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An

Phương pháp chữa u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả nhất hiện nay là gì?

Phương pháp chữa u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả nhất hiện nay là gì? Qua bài viết dưới đây, thảo dược bốn phương sẽ giúp quý bạn đọc tìm được câu trả lời chính xác nhất. Mời các bạn cùng đón đọc!

Giảm 50gr tiền liệt tuyến phì đại sau 4 tháng, khó hay không?

Bác Nguyễn Trí Đức, 77 tuổi ở số 3, ngõ 23A, kp6, phường Trung Sơn Trầm, tx Sơn Tây, Hà Nội

Những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới là gì?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà