Viêm đa rễ dây thần kinh là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Cập nhập: Thứ hai, 17/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Viêm đa rễ dây thần kinh là căn bệnh ảnh hưởng đến gần như tất cả các cơ quan trên cơ thể như tay, chân, hệ hô hấp, tim mạch, tiết niệu… Khi mắc bệnh này, người bệnh cần hiểu rõ về nó để có thể phối hợp với bác sĩ nhằm thu được hiệu quả điều trị tốt nhất. Để có những thông tin quan trọng về bệnh viêm đa rễ dây thần kinh, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Viêm đa rễ dây thần kinh là bệnh gì?

Viêm đa rễ dây thần kinh là bệnh gì?

 

Viêm đa dây thần kinh là bệnh gì?

   Tế bào dây thần kinh sẽ có 2 dạng là có bao myelin và không có bao myelin. Trong đó, các bao myelin là cấu trúc đặc biệt giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện, giúp bảo vệ và đảm bảo cho xung động thần kinh được dẫn truyền nguyên vẹn. Dây thần kinh ngoại biên có bao myelin có khả năng dẫn truyền tín hiệu tốt hơn nhiều so với dây thần kinh không có bao này.

 

Dây thần kinh không có bao myelin (trái) và có bao myelin (phải)

Dây thần kinh không có bao myelin (trái) và có bao myelin (phải)

 

    Viêm đa rễ dây thần kinh được đặc trưng với hiện tượng viêm và tổn thương, mất bao myelin. Khi bao myelin bị tổn thương, việc dẫn truyền thần kinh bị ảnh ảnh hưởng, từ đó gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

    Dựa theo diễn tiến của bệnh, viêm đa rễ dây thần kinh được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính.

  • Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính: Bệnh có nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, vi khuẩn tấn công rễ và dây thần kinh, điều này kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để bảo vệ trước dây thần sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, các kháng thể này lại tấn công bao myelin, gây viêm và tổn thương các bao này. Viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính rất nguy hiểm, có thể gây tử vong do ngừng tim và suy hô hấp. Ngay cả khi đã điều trị khỏi thì cũng có khoảng 10% bệnh nhân có di chứng trên thần kinh suốt đời.
  • Viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính: Bệnh này thường ít gặp và cũng hình thành theo cơ chế tự miễn.

 

Triệu chứng của viêm đa rễ dây thần kinh

    Vì hệ thần kinh chi phối gần như tất cả các hoạt động, chức năng của cơ thể nên khi bị viêm đa rễ dây thần kinh, người bệnh sẽ có những triệu chứng trên toàn thân, với các biểu hiện thường gặp như:

  • Rối loạn vận động, người bệnh có thể bị liệt từng bộ phận hoặc nhiều bộ phận, thường gặp là liệt chi, liệt các cơ vùng thân mình, liệt cơ hầu họng, cơ mặt, rối loạn phản xạ gân xương khiến người bệnh phản xạ chậm hơn trước các sự vật, hiện tượng, triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng).
  • Đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ. 
  • Bị tê bì tay, chân thường xuyên, nhất là khu vực bàn chân, cẳng chân.
  • Liệt cơ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp dẫn đến suy hô hấp.
  • Mạch nhanh, da xanh tái, tăng huyết áp.
  • Rối loạn đại tiểu tiện.

 

Viêm đa rễ dây thần kinh gây tê bì tay chân

Viêm đa rễ dây thần kinh gây tê bì tay chân

 

   Có thể thấy, mọi biểu hiện, triệu chứng của bệnh đều rất nghiêm trọng và phức tạp. Vậy nên, viêm đa rễ dây thần kinh được xếp vào nhóm các bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp nặng bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim thì sẽ có nguy cơ tử vong cao, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp cấp cứu kịp thời.

 

Nguyên nhân nào gây ra viêm đa dây thần kinh?

     Nguyên nhân gây bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Nhưng bệnh thường xuất hiện sau can thiệp ngoại khoa, hoặc sau nhiễm khuẩn vài ngày hoặc vài tuần (tác nhân thường là vi khuẩn đường ruột gây viêm dạ dày - ruột hoặc virus),  hoặc sau dùng một số loại thuốc (thuốc làm tiêu sợi huyết: Streptokinase;…)

    Viêm đa rễ dây thần kinh dễ gặp ở các đối tượng như:

  • Những người bị tiểu đường, suy giáp, suy thận, nghiện rượu,…
  • Người mắc các bệnh do Streptococcus B, người bệnh HIV, nhiễm vi khuẩn, virus đường ruột, hô hấp trên,....

    Tuy nhiên, có đến 40% bệnh nhân bị viêm đa rễ dây thần kinh mà không tìm được nguyên nhân.


Điều trị viêm đa rễ dây thần kinh

   Viêm đa rễ dây thần kinh được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nên bệnh nhân cần nhập viện để điều trị, không thể tự dùng thuốc tại nhà.

    Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Điều trị nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Điều trị, kiểm soát các triệu chứng lâm sàng toàn thân.
  • Bù điện giải, bù dịch và cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (vì bệnh hình thành do cơ chế tự miễn như đã trình bày ở trên), thuốc chống viêm và các thuốc giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh.

    Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân tập các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Mỗi bệnh nhân với những triệu chứng khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, phù hợp với từng người.

 

Phòng ngừa viêm đa rễ dây thần kinh bằng cách nào?

   Không có cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh viêm đa rễ dây thần kinh. Những biện pháp sau đây được cho là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá và không tiêu thụ các chất kích thích khác.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là các loại rau, củ, quả.
  • Giữ tinh thần thoải mái.

    Áp dụng các phương pháp trên là điều quan trọng cần làm để phòng ngừa bệnh viêm đa rễ dây thần kinh, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người bệnh tiểu đường, nghiện rượu, suy giáp, suy thận… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Rối loạn nhịp tim - Mối nguy hại khôn lường nhưng chẳng mấy ai để tâm

Rối loạn nhịp tim là một tình trạng vô cùng thường gặp, có thể xuất hiện thoáng qua trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều giờ, hoặc thậm chí là lâu hơn rất nhiều. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bệnh động mạch vành: Những điều nên biết và cần làm

Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, trong số các ca tử vong do bệnh tim mạch tại quốc gia này thì có đến 41,3% là bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, cao hơn nhiều so với các bệnh khác như đột quỵ, cao huyết áp, suy tim…

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được 6 nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh, cùng theo dõi ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà