Cách nấu canh cua đồng giải nhiệt mùa hè và những lưu ý cần biết

Cập nhập: Thứ sáu, 02/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Thật tuyệt vời nếu trong tiết trời nóng nực của mùa hè, trên mâm cơm có món canh giải nhiệt mùa hè, đặc biệt là canh cua đồng. Nếu bạn chưa biết cách nấu món canh này, hãy thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết sau đây. Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa ra một số lưu ý cần biết để gia đình bạn có thể thưởng thức nó một cách tốt nhất cho sức khỏe. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

 Cách nấu canh cua đồng giải nhiệt mùa hè

Cách nấu canh cua đồng giải nhiệt mùa hè

 

Giá trị dinh dưỡng trong cua đồng

Trong 100g cua đồng (đã bỏ mai và yếm) có:

  • 74,4 g nước
  • 12,3 g protid
  • 2 g glucid
  • 3,3 g lipid

   Loại thực phẩm này cũng rất giàu vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi. Trong Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính hàn. Vì có tính hàn nên nó rất thích hợp để chế biến thành các món ăn giải nhiệt mùa hè. 

   Cua đồng nấu được với nhiều loại rau khác nhau, nhưng ngon và phổ biến nhất là nấu với rau mồng tơi, rau đay, mướp hoặc rau muống.

 

Cách chọn mua và sơ chế cua đồng

    Với các món canh cua đồng, cách chọn cua và sơ chế là như nhau, cụ thể:

   Cách chọn cua:

  • Mua cua đồng nguyên con và còn sống.
  • Tránh mua cua xay sẵn vì có thể thịt cua đã cũ, không tươi ngon, ảnh hưởng sức khỏe.
  • Nên chọn cua có vỏ chắc, cứng để dễ chế biến.
  • Tránh mua cua đang đẻ hoặc cua cái vì thịt không còn chắc.

   Các sơ chế:

  • Cua đồng mua về đem ngâm với nước khoảng 30 phút để nhả hết bùn đất.
  • Dùng bàn chải chà kỹ và rửa sạch.
  • Tiến hành lột phần mai, lấy gạch cho ra chén.
  • Phần thân cua cho vào cối cùng chút muối và giã đều.
  • Tiếp theo lọc lấy nước, bỏ bã (nên lọc lại nhiều lần để nước cua không còn cặn bã).

 

Cách chọn cua đồng

Cách chọn cua đồng

 

Cách nấu canh cua đồng mồng tơi

Cách nấu canh cua đồng mồng tơi như sau:

  • Sơ chế cua như hướng dẫn ở trên. Rau mồng tơi đem nhặt lấy lá và ngọn non, bỏ cuống già rồi rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím đem bóc vỏ và băm nhuyễn.
  • Cho nước lọc cua đã làm ở bước 1 vào nồi và đặt lên bếp, đun nóng với lửa nhỏ để thịt cua kết lại. Lưu ý, trong quá trình đun bạn cần khuấy thật nhẹ và đều tay để tránh bị trào. Vì trào sẽ làm mất phần thịt cua.
  • Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi hành tím băm cho thơm vàng. Sau đó cho gạch cua vào, đảo đều trong vài phút.
  • Cho gạch cua xào và rau mồng tơi vào nồi nước luộc cua đang sôi.
  • Cho 1 muỗng canh hạt nêm,, một chút muối vào, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Cho canh cua đồng mồng tơi ra bát và thưởng thức. Món này sẽ ngon hơn khi ăn cùng cà pháo.

    Bạn hoàn toàn có thể kết hợp thêm rau đay và mướp để tăng hương vị cho món ăn.

 

Canh cua đồng mồng tơi

Canh cua đồng mồng tơi

 

Cách nấu canh cua đồng rau muống

  • Nguyên liệu: Cua đã sơ chế (như hướng dẫn ở trên), khoai sọ, rau muống, rau rút, hành khô và các gia vị thông dụng khác.
  • Khoai sọ đem rửa sạch rồi luộc sơ trong khoảng 5 - 7 phút. Sau đó tắt bếp và cho phần khoai vào nước lạnh cho khoai nguội. Gọt bỏ vỏ rồi bổ khoai thành miếng vừa ăn, đem rửa sạch lại với nước 1 lần nữa.
  • Băm nhỏ hành tím rồi phi thơm với 1 ít dầu ăn. Cho gạch cua vào xào, nêm ít nước mắm, cho ra bát nhỏ.
  • Cho nước lọc cua vào nồi rồi đem đi đun với lửa vừa. Trong khi đun bạn nhớ khuấy đều và nhẹ tay để tránh làm gạch chìm dưới đáy hoặc trào ra ngoài.
  • Khi nước bắt đầu sôi lên, phần thịt cua nổi lên mặt nước thì bạn tắt bếp rồi nhẹ nhàng vớt phần thịt cua này ra bát, giữ phần nước dùng lại.
  • Cho phần gạch cua đã xào với hành tím vào nồi nước dùng.
  • Cho tiếp phần khoai sọ vào nồi, hầm khoai trong khoảng 20 phút cho khoai chín mềm.
  • Khi khoai đã mềm, bạn cho phần rau muống và rau rút vào đun trong khoảng 3 - 5 phút rồi cho phần thịt cua vào, nếm cho vừa vị rồi tắt bếp.

 

Thành phẩm canh cua đồng, rau muống, khoai sọ

Thành phẩm canh cua đồng, rau muống, khoai sọ

 

Cách nấu canh riêu cua đồng

   Nguyên liệu: Cua đã sơ chế, cà chua, me chua, hành khô, hành lá và rau sống ăn kèm.

    Cách thực hiện như sau:

  • Cho nước lọc cua vào nồi và đun nhỏ lửa.
  • Khi nồi riêu sôi bỏ hai quả me chua vào đun đến khi me chín nổi lên, vớt chắt lấy nước chua bỏ vỏ.
  • Phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho cà chua vào xào chín tới.
  • Đổ phần cà chua đã phi thơm vào nồi nước riêu khi đang sôi, nêm gia vị vừa miệng.
  • Đun thêm khoảng 5 phút.
  • Tiếp theo, thêm hành và rau thơm rồi tắt bếp.

 

Canh riêu cua đồng

Canh riêu cua đồng

 

Những lưu ý khi ăn canh cua đồng

  • Cua đồng có tính hàn, các loại rau nấu cùng cũng có tính mát. Vì vậy, nhìn chung các món canh trên không thích hợp với người thuộc thể hư hàn.
  • Người mới ốm dậy, hệ thống tiêu hóa còn yếu, bị tiêu chảy, viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích cần hạn chế ăn món này.
  • Cua đồng sống ở trong khe núi, kênh, rạch, bờ ruộng nên có khả năng nhiễm ký sinh trùng cao. Vì vậy, bạn cần đảm bảo nấu chín cua trước khi ăn.
  • Không nấu canh từ cua chết. Trong cua chết có chứa histidine. Chất này có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
  • Không ăn đi ăn lại. Thịt cua sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu, đặc biệt là trong tiết trời mùa hè. Vì vậy, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.
  • Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua để tránh tình trạng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy
  • Người bị hen suyễn, cảm cúm không nên ăn canh cua đồng. Bởi tính hàn của món ăn này có thể khiến cơn hen trở nên nặng hơn.
  • Người bị bệnh gút cũng cần hạn chế ăn canh cua đồng: Hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm.

 

Người bệnh gút không nên ăn canh cua đồng

Người bệnh gút không nên ăn canh cua đồng

 

    Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có được 3 công thức nấu canh cua đồng hấp dẫn cho mùa hè nóng nực. Với món ăn này, bạn hãy nắm kỹ những lưu ý kể trên để tránh những ảnh hưởng không tốt của nó đến sức khỏe nhé!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

5 sai lầm thường gặp khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ

Có thể nói, những thói quen thường ngày là yếu tố quan trọng khiến cơn gout cấp tái diễn thường xuyên. Vậy, những sai lầm nào khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

“Bác tự chẩn đoán mình bị gút đấy!...”

  Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi, ở tổ 4, khu 3 (lâm nghiệp), p. vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh

Người bệnh gout có nên ăn trứng không?

Theo chuyên gia, trứng là nguồn cung cấp protein tốt cho người bệnh gout do chứa nhiều loại acid amin thiết yếu…

Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ

Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ? Người trẻ bị gout phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe gì? Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout ở nhóm đối tượng này?

Dùng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác - Sai lầm trầm trọng cần tránh

Vì tâm lý ngại đi khám nên không ít người bệnh gout sẽ sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà