Nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu với sức khỏe chúng ta?

Cập nhập: Thứ năm, 01/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nitrat là một hợp chất xuất hiện trong hầu hết các loại thực phẩm, từ rau củ cho đến thịt. Hiện nay, có nhiều thông tin khác nhau về lợi ích và tác hại của hợp chất này.

   Một số cho rằng, chúng có tác dụng có lợi với sức khỏe tim mạch. Một số khác lại cho rằng chúng có thể là nguyên nhân gây ung thư. Vậy, đâu mới là thông tin chính xác? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu với sức khỏe chúng ta?

Nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu với sức khỏe chúng ta?

 

Nitrat trong thực phẩm có lợi hay hại?

   Nitrat là những ion vô cơ, có công thức phân tử là NO3. Chúng là những hợp chất tương đối trơ, nhưng có thể bị biến đổi ở nhiệt độ cao. Đồng thời, khi vào cơ thể chúng cũng có thể bị chuyển hóa thành các hợp chất khác nhau. Trong đó, 2 hợp chất được quan tâm nhất là oxit nitric và Nitrosamine.

Mặt lợi của nitrat trong thực phẩm

    Các vi khuẩn trong khoang miệng và enzyme trong cơ thể sẽ biến đổi nitrat thành oxid nitric. Một số nghiên cứu cho thấy, oxit nitric có tác dụng tốt với sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

    Bên cạnh đó, oxit nitric có liên quan đến quá trình điều hòa hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và chức năng não bộ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, oxit nitric ức chế quá trình phosphoryl hóa protein TAU. Tăng phosphoryl hóa protein TAU là tác nhân gây bệnh Alzheimer.

   Một số thử nghiệm khác cũng chỉ ra, nitrat có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chống viêm, tăng hiệu suất tập thể dục, tăng sức mạnh cơ bắp, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng,...

 

Oxit nitric tốt cho sức khỏe tim mạch

Oxit nitric tốt cho sức khỏe tim mạch

 

Mặt hại của nitrat trong thực phẩm

    Mặt tiêu cực lớn nhất của nitrat trong thực phẩm chính là nguy cơ gây ung thư. Điều này là do nitrat có thể bị chuyển đổi thành Nitrosamin. Nitrosamine cũng là một hợp chất độc hại có mặt nhiều nhất trong khói thuốc lá và có khả năng gây ra nhiều loại bệnh ung thư.

    Một số nghiên cứu cho thấy, lượng nitrat cao trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu khác cho thấy, nitrat từ thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

   Ngoài ra, tiêu thụ natri nitrat mức độ cao cũng có liên quan tới bệnh bạch cầu, u lympho không Hodgkin, bệnh tim, ung thư buồng trứng, dạ dày, thực quản, tuyến tụy và tuyến giáp. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối liên hệ từ nitrat trong rau với nguy cơ mắc ung thư.

    Những điều này cho thấy, nitrat có lợi hay hại phụ thuộc vào việc nó ở trong thực phẩm nào. Vậy, chúng ta cần lựa chọn và tránh các thực phẩm chứa nitrat nào để bảo vệ sức khỏe?

 

Nitrosamine có thể gây ung thư

Nitrosamine có thể gây ung thư

 

Cách lựa chọn các loại thực phẩm chứa nitrat

    Hiện tại, lượng nitrat được đề xuất cho mỗi người là khoảng 3,7 mg/kg trọng lượng. Ví dụ, người trưởng thành nặng 70kg cần bổ sung khoảng 260mg. Theo đó, cách lựa chọn thực phẩm chứa nitrat là:

Nguồn nitrat tốt cho sức khỏe

   Theo các chuyên gia, các loại rau củ, trái cây là nguồn cung cấp nitrat tốt cho sức khỏe. Các loại rau arugula, rau bina, rau diếp bơ có chứa hàm lượng nitrat cao nhất, vào khoảng 2.500mg/kg. Các loại trái cây như đào có hàm lượng thấp hơn, vào khoảng 25mg/kg.

   Các nghiên cứu cho thấy, nitrat trong rau củ, trái cây sẽ không bị chuyển hóa thành nitrosamine. Điều này có thể là nhờ tác động của vitamin C và các hợp chất polyphenol. Ngoài ra, các thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

  Một số loại rau củ khác có hàm lượng nitrat cao có thể kể đến là: Cải thìa (1090 - 3090mg/kg), xà lách (130 - 2670mg/kg), cà rốt (920 - 1950mg/kg).

 

Rau bina là nguồn thực phẩm chứa nitrat lành mạnh

Rau bina là nguồn thực phẩm chứa nitrat lành mạnh

 

Nguồn nitrat nên tránh

   Nitrat trong các loại thịt chế biến sẵn là nguồn không tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ, các phương pháp chế biến dùng nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng, xông khói,...) sẽ khiến nitrat bị chuyển hóa thành nitrosamine.

    Bên cạnh đó, các thực phẩm chế biến sẵn còn có giá trị dinh dưỡng thấp, ít vitamin, khoáng chất. Thay vào đó, chúng có nhiều dầu mỡ, đường, muối, chất bảo quản, phụ gia và chất tạo màu. Điều này khiến cho chúng trở nên không tốt, là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh.

   Chính vì vậy, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm giàu nitrat độc hại như: thịt xông khói, giăm bông, thịt đông lạnh, xúc xích,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng nhiệt độ vừa phải khi chế biến thực phẩm. Luộc, hấp, nấu là cách tốt nhất để hạn chế nitrosamine nạp vào cơ thể.

 

 Thịt chế biến sẵn có chứa nguồn nitrat có hại

Thịt chế biến sẵn có chứa nguồn nitrat có hại

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “nitrat trong thực phẩm tốt hay xấu?”. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tiểu đường nên ăn như thế nào? Hãy thử phương pháp đĩa thức ăn

Phương pháp đĩa thức ăn giúp người bị tiểu đường đơn giản hóa khâu chuẩn bị bữa ăn, không mất thời gian đắn đo nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ.

Bệnh Alzheimer - Một loại sa sút trí tuệ nghiêm trọng ở người cao tuổi

Những người có tuổi thường gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, trong đó có tình trạng suy giảm trí trớ, sa sút trí tuệ. Hiện nay, một trong những dạng mất trí nhớ được nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh Alzheimer.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể.Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 

Trứng gà bao nhiêu calo? Ăn trứng gà nhiều có tốt không?

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mỗi quả trứng 50g chứa 72 calo và nhiều vitamin, khoáng chất,... nhưng ăn nhiều có thể không tốt cho sức khỏe...

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà