Cảnh báo: Suy giảm trí nhớ ở giới trẻ đang ngày càng phổ biến

Cập nhập: Thứ tư, 18/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Suy giảm trí nhớ là căn bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng phải đối mặt với nó. Nhiều nghiên cứu thống kê rằng 85% người dưới 50 tuổi gặp ít nhất một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó có tới 20-30% người dưới 30 tuổi. Các chuyên gia cảnh báo con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Vậy nguyên nhân nào khiến người trẻ bị suy giảm trí nhớ?

 

 Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ gặp tình trạng suy giảm trí nhớ?

Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ gặp tình trạng suy giảm trí nhớ?

 

Suy giảm trí nhớ là gì?

   Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin và trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ.

   Khi mắc suy giảm trí nhớ, người bệnh thường có biểu hiện:

  • Gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ thông tin, sự kiện hoặc bài học mới.
  • Mất tập trung, lơ đãng trong công việc.
  • Nói trước quên sau, hay quên vị trí để đồ đạc.
  • Lẫn lộn giữa các mốc thời gian, sự kiện xảy ra trong quá khứ.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress, tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát được hành vi.
  • Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải các câu đố hoặc phép tính liên quan đến con số.

 

Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ?

   Giới trẻ có thể bị suy giảm trí nhớ do một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

Ảnh hưởng của các gốc tự do

   Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất đi một điện tử lớp vỏ ngoài cùng. Các gốc tự do này thường tác động lên các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não- nơi chiếm đến 60% lipid của cơ thể.

   Ở những người trẻ, các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ sản sinh nhiều gốc tự do và tăng nguy cơ gây hư hại các tế bào thần kinh. Theo thời gian, não bộ bị tổn thương và gây suy giảm trí nhớ.

Rối loạn giấc ngủ

    Một giấc ngủ sâu ngon vào ban đêm sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, đào thải độc tố. Đồng thời, đây là khoảng thời gian để não bộ lưu giữ thông tin, chuyển thông tin về phía vỏ não trước và lưu giữ ký ức tại đây. Đó là lý do tại sao chúng ta cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

   Thế nhưng, nhiều người trẻ ngày nay lại có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc. Tình trạng này kéo dài khiến giấc ngủ bị rối loạn, não bộ khó giải phóng hết các độc tố, luồng thông tin về vỏ não trước trán ngưng trệ, trí nhớ suy giảm.

 

Thức khuya, ngủ không đủ giấc gây suy giảm trí nhớ ở giới trẻ

Thức khuya, ngủ không đủ giấc gây suy giảm trí nhớ ở giới trẻ

 

Stress, trầm cảm

   Đa phần những người trẻ hiện nay đều gặp rất nhiều áp lực từ công việc, học tập,... nên rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm.

   Căng thẳng, trầm cảm sẽ tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự thật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, làm việc. Lâu ngày não bộ sẽ bị suy giảm chức năng và trí nhớ giảm sút.

Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng

   Chế độ ăn uống không đảm bảo, dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt các khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của giới trẻ. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin B1. Bởi loại vitamin này giúp đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường và giúp duy trì sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh.

Lạm dụng các chất kích thích 

    Việc lạm dụng rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, chất gây nghiện,... ở giới trẻ đều khiến hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng có thể dẫn đến hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.

 

Lạm dụng các chất kích thích ở giới trẻ gây suy giảm trí nhớ

Lạm dụng các chất kích thích ở giới trẻ gây suy giảm trí nhớ

 

   Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Nếu không khắc phục kịp thời, theo thời gian, bệnh sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của họ.

 

Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ?

Ảnh hưởng đến công việc

   Những người bị suy giảm trí nhớ thường lơ đãng, thiếu tập trung trong công việc hay học tập. Đồng thời khả năng ghi nhớ, tư duy của họ cũng sẽ sa sút theo, từ đó làm giảm hiệu suất công việc hoặc là thành tích học tập của bản thân.

Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

   Tình trạng suy giảm trí nhớ ngày một trầm trọng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày như: quên đồ vật, không nhớ để chúng ở đâu, không nhớ tắt điện khi đi ra ngoài, quên cuộc hẹn với bạn bè, người thân…

   Lâu dần người bệnh sẽ khó kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc của bản thân, hay cáu gắt, ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

 

Suy giảm trí nhớ khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt vì không nhớ vị trí để đồ vật

Suy giảm trí nhớ khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt vì không nhớ vị trí để đồ vật

 

Ảnh hưởng đến sức khỏe

   Các chuyên gia khẳng định, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ không được khắc phục sớm có thể chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Theo thời gian, các tế bào não bộ tổn thương và không còn khả năng phục hồi, bao gồm: chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng.

 

Giải pháp nào giúp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ở người trẻ?

   Theo các chuyên gia, người trẻ cần khắc phục những thói quen xấu gây suy giảm trí nhớ như đã liệt kê ở trên như: ngủ đúng giờ, đủ giấc, dành nhiều thư giãn, nghỉ ngơi, giảm stress, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích…

   Đồng thời, các bạn cũng nên áp dụng các cách rèn luyện trí nhớ dưới đây:

  • Tập trung cao độ vào một việc hay một vấn đề nào đó.
  • Đặt câu hỏi và cố gắng trả lời chúng.
  • Học thêm những điều mới, đặc biệt là ngôn ngữ mới và lặp lại nhiều lần để chúng trở thành một phần trong ký ức của bạn.
  • Thường xuyên liên tưởng những sự việc đã xảy ra.
  • Sắp xếp thông tin theo nhóm.
  • Chép lại những thông tin quan trọng vào giấy, vở là một cách để ghi nhớ chúng.
  • Chia sẻ và giảng dạy lại thông tin và kiến thức cho người khác sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và rèn luyện trí nhớ tốt hơn.
  • Rèn luyện ghi nhớ bằng các trò chơi trí tuệ (cờ vua, ghép hình…) khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.
  • Tăng cường hoạt động thể chất với các môn thể thao như tập yoga, đạp xe, đi bộ, khiêu vũ, ngồi thiền…

 

Ghi chép những thông tin quan trọng vào giấy vở

Ghi chép những thông tin quan trọng vào giấy vở

 

  Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc biết được nguyên nhân vì sao ngày càng có nhiều người trẻ gặp tình trạng suy giảm trí nhớ cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Suy giảm trí nhớ

Bài viết cùng chủ đề

Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là lão hóa, gốc tự do, căng thẳng, stress, mất ngủ, lạm dụng chất kích thích, thiếu hụt dinh dưỡng...

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?

Mất ngủ mãn tính gây suy giảm trí nhớ như thế nào?

U não ác tính có chữa được không? Hy vọng từ virus tiêu diệt ung thư và liệu pháp miễn dịch

U não ác tính có chữa được không? - nghiên cứu cho thấy, kết hợp virus tiêu diệt ung thư và liệu pháp miễn dịch có hiệu quả điều trị u não ác tính

Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục giúp ngăn ngừa  và làm chậm sự phát triển chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, như Alzheimer và Parkinson,...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà