Cập nhật kiến thức về viêm phổi để việc điều trị trở lên hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 15/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Có 3 điều có thể dùng để nói về bệnh viêm phổi, đó là: dễ mắc, rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị hiệu quả, đặc biệt là ở những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ. Theo ước tính mỗi năm trên thế giới có tới 5 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi. Vì vậy, việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn là yếu tố rất quan trọng để tránh được những nguy hiểm mà bệnh gây ra. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn cập nhật những kiến thức quan trọng nhất về căn bệnh này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi là gì?

 

Định nghĩa bệnh viêm phổi

    Viêm phổi (Pneumonia) là bệnh có hiện tượng viêm và nhiễm trùng nhu mô phổi chủ yếu do vi khuẩ,n đồng thời tăng tiết dịch trong phế nang gây tình trạng đông đặc. Trong đó, các nhu mô phổi bị nhiễm trùng bao gồm phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết, tiểu phế quản tận và túi phế nang. 

    Dựa trên giải phẫu bệnh (vị trí giải phẫu bị viêm, nhiễm trùng) mà bệnh còn có một số định nghĩa khác:

  • Viêm phổi thùy: là bệnh viêm phổi mà có tổn thương đồng nhất ở 1 thùy, bệnh trải qua 3 giai đoạn đó là xung huyết, can hóa đỏ, can hóa xám.
  • Phế quản phế viêm (viêm phế quản phổi): là viêm phổi có tổn thương rải rác ở cả hai phổi, vùng viêm xen lẫn những vùng phổi lành ở các phế quản và phế nang.

    Viêm phổi là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm. Các phương pháp điều trị hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ, nhiều loại kháng sinh mới cũng ra đời nhưng căn bệnh này vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.

 

Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm

Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả

 

Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?

    Tác nhân thường gặp nhất gây viêm phổi đó là vi khuẩn, ngoài ra còn có thể xuất phát từ việc người bệnh bị nhiễm virus, nấm, ký sinh trùng.

   Về mặt lý thuyết, loại vi khuẩn nào cũng có thể gây viêm phổi nhưng trong thực tế lâm sàng, có một số chủng thường gặp nhất gây căn bệnh này, đó là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas, S.ảueus, Aspergillus fumigatus.

    Các tác nhân gây bệnh tấn công phổi khi: Người bệnh hít phải chúng từ môi trường bên ngoài vào phổi, từ các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên lan xuống phổi, hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn xa theo đường máu đến phổi. Một số nguyên nhân khác là do người bệnh hít phải các tác nhân vật lý, hóa học, các dị nguyên gây dị ứng hoặc hít phải các thành phần trào ngược từ dạ dày.

    Con người dễ bị viêm phổi hơn khi gặp những điều kiện thuận lợi như:

  • Thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh đột ngột.
  • Sau khi bị viêm xoang, cúm, sởi.
  • Cơ thể có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, người cao tuổi.
  • Có tình trạng ứ đọng phổi do nằm lâu: gặp ở người bị hôn mê, tai biến mạch máu não.
  • Người bị biến dạng lồng ngực: gù, vẹo cột sống
  • Người bị tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Người có phổi bị nhiễm độc do hút thuốc lá, thường xuyên hít phải khói, bụi, hóa chất độc hại từ môi trường.

 

Người bị nhiễm độc phổi

Người bị nhiễm độc phổi dễ bị các tác nhân gây viêm phổi tấn công

 

Triệu chứng của viêm phổi

    Người bệnh viêm phổi thường có những triệu chứng như sau:

  • Khởi phát bằng sốt cao đột ngột (39-40oC) hoặc sốt vừa tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu.
  • Ho có đờm: Ban đầu, người bệnh sẽ bị ho khan, khó khạc được đờm. Sau đó, người bệnh khạc ra nhiều đờm.
  • Đờm có mủ xanh vàng.
  • Đau ngực: Cảm giác đau hoặc nặng khu trú ở 1 vùng nhất định. Tình trạng này tăng lên khi ho.
  • Mệt mỏi, suy nhược và mất sức.
  • Khó thở từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng của người bệnh.
  • Một số triệu chứng khác: Đau đầu, buồn nôn.

    Với viêm phổi, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu chẩn đoán muộn, điều trị không hiệu quả, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như tổn thương phổi lan rộng gây suy hô hấp, áp xe phổi, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp hoặc sốc nhiễm trùng.

 

Phương pháp điều trị viêm phổi

    Khi có những triệu chứng của bệnh viêm phổi, người bệnh cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị đúng đắn. Bác sĩ sẽ khám phổi, chụp X-quang phổi, xét nghiệm công thức máu có thể làm 1 số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân như: Soi cấy đờm tìm vi khuẩn, chọc hút qua khí quản để lấy dịch phế quản rồi nuôi cấy tìm vi khuẩn…

   Phương pháp điều trị viêm phổi đó là dùng thuốc thích hợp kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Các thuốc dùng trong điều trị viêm phổi là:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn. Đa số bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thường điều trị ngoại trú, không làm xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh nên thường sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm đường uống. Với trường hợp phải nhập viện mức độ nặng thì thường dùng kháng sinh đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng virus điều trị viêm phổi do virus cúm A: Với nguyên nhân viêm phổi do virus cúm A, thuốc thường được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em >1 tuổi đó là Oseltamivir. Thuốc nên dùng sớm trong vòng 48h sau khi khởi phát triệu chứng.
  • Thuốc điều trị triệu chứng; Thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc làm loãng đờm.

    Các thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus đều là thuốc kê đơn, người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng. Nếu bệnh nhân bị khó thở vừa và nặng thì cần được thở oxy. Nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng thì cần phải thở máy.

 

Sử dụng thuốc để điều trị viêm phổi

Sử dụng thuốc để điều trị viêm phổi

 

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì và sinh hoạt như thế nào?

    Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả điều trị và tốc độ, khả năng phục hồi của người bệnh viêm phổi. Ngoài sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý:

Nên ăn:

  • Rau xanh và hoa quả: các loại rau lá xanh: rau cải xanh (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh…); các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, bắp rang, lúa mạch,...
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt ức gà, đậu, thịt trắng, cá (cá hồi, cá mòi),...
  • Thực phẩm giàu Omega-3: cá hồi, cá ngừ, cá thu, óc chó, hạt đậu nành,..

Cần hạn chế:

  • Thịt đỏ
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Những thực phẩm đã qua chế biến như thịt nguội, xúc xích.
  • Bánh ngọt, thức ăn và đồ uống nhiều đường,…
  • Cần kiêng: Rượu, bia và các chất kích thích
  • Ăn nhẹ, đồ ăn nấu chín và cắt nhỏ, nên nghỉ ngơi tại giường, không vận động, đi lại nhiều khi triệu chứng đang rầm rộ.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà nếu điều trị tại nhà.

   Như vậy, những thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm phổi đã được tổng hợp trong bài viết này. Bệnh viêm phổi sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng đắn và kịp thời. Nhưng nó cũng có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào nếu có sự chủ quan, tự ý dùng thuốc hoặc không tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: viêm phổi

Bài viết cùng chủ đề

VTV3: Cách khắc chế hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD đang ngày càng trở lên nguy hiểm. Khi mà năm 2016 COPD đã trở thành căn bệnh gây tử vong thứ 3 chỉ sau ung thư và đột quỵ

THVL: Giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp

Với tình trạng không khí ô nhiễm trầm trọng như hiện nay, phổi của chúng ta đang hàng ngày bị đầu độc

Triệt tiêu đờm, ho, khó thở khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Căn nhà nhỏ nằm thấp thoáng sau những rặng dừa xanh mát, bình yên, thanh tịnh đến lạ lùng – là nơi ông Ông Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi (ở ấp Phú Thành, xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, điện thoại: 0975.249.315) có thể an yên, sống tận hưởng tuổi già bên người vợ yêu thương mình hết lòng

VTV3: Phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen phế quản

Tại Việt Nam gánh nặng từ các bệnh lý từ đường hô hấp đang ngày một lớn đó là bệnh viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính copd, ung thư phổi và đặc biệt là bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn

THVL1: Hướng dẫn cách giải độc phổi, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp

Có thể nói rằng lá phổi chính là sự sống của chúng ta, thực trạng ô nhiễm không khí, nồng độ bụi mịn, hóa chất có trong không khí hiện nay ở nước ta thực sự ở mức báo động khiến cho lá phổi của chúng ta bị đầu độc mỗi ngày
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà