Mục lục [Ẩn]
Rối loạn tuần hoàn não còn được gọi với tên khác là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là một vấn đề không chỉ được bắt gặp ở những người có tuổi, mà ngay cả thanh thiếu niên cũng có thể mắc phải. Nếu như bạn thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thì đừng chủ quan vì đây rất có thể là dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não.
Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Đừng chủ quan với rối loạn tuần hoàn não
Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt - Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não điển hình
Chúng ta đều biết rằng, bộ não là cơ quan chi phối toàn bộ hoạt động của cơ thể, từ suy nghĩ, lời nói, nhận thức, tư duy, ghi nhớ, sản xuất nội tiết tố,... Tuy chỉ chiếm khoảng 1% trọng lượng cơ thể nhưng não lại cần đến gần 20% lượng máu được bơm từ tim để hoạt động bình thường. Quá trình máu lưu thông liên tục để cung cấp oxy, năng lượng, dưỡng chất cho các mô não được gọi là tuần hoàn não.
Ở người bình thường, lưu lượng máu tưới đến não vào khoảng 55ml /100g não mỗi phút. Tình trạng rối loạn tuần hoàn não sẽ xảy ra khi lưu lượng máu đến não thấp dưới 20ml /100g não mỗi phút.
Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, 90% người bệnh bị đau đầu. Đây cũng chính là triệu chứng rối loạn tuần hoàn não xuất hiện sớm nhất. Cơn đau có thể xuất hiện sau gáy, vùng chẩm, sau đó lan lên đỉnh đầu, hoặc bị đau nửa đầu.
Bên cạnh đó, 87% người bệnh có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Một số triệu chứng khác của rối loạn tuần hoàn não có thể kể đến như: Nhìn đôi, nhìn sang hai bên bị mờ, yếu chân, bước hụt, trằn trọc, mất ngủ, tỉnh giấc sớm, đãng trí, dễ xúc động, dị cảm (tê lạnh đầu chi, kiến bò, ve kêu trong tai,...).
Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não là gì?
Rối loạn tuần hoàn não là bệnh lý có xu hướng tăng theo tuổi. Nhưng, không ít người trẻ hiện nay cũng đã mắc phải tình trạng này. Một số nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não có thể kể đến như:
Xơ vữa động mạch cảnh
Xơ vữa động mạch cảnh làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Lượng máu đến não sẽ bị giảm đi. Lòng mạch bị hẹp trên 70% thì các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện rõ rệt. Người bệnh có thể cần được can thiệp để xử lý khối xơ vữa.
Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ chèn ép vào hệ thống động mạch tại đây và làm giảm lượng máu lên não. Hiện nay, thoái hóa cột sống cổ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do thói quen phải cúi nhiều, ngồi trước màn hình vi tính quá lâu, ít vận động.
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây rối loạn tuần hoàn não
Khuyết khối trong lòng mạch
Cục máu đông có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như: Hút thuốc lá lâu năm, suy giãn tĩnh mạch, xơ vữa mạch máu,... Nó có thể di chuyển đến động mạch não, gây tắc mạch tại đây. Kích thước của cục máu đông càng lớn thì máu càng khó lưu thông, các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não càng biểu hiện rõ rệt.
Thiếu máu
Đây cũng là nguyên nhân được bắt gặp khá nhiều, đặc biệt là ở người gầy, suy dinh dưỡng, lao động nặng nhọc, con gái trong tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú,…
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số tình trạng khác cũng có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn não như: Tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, suy gan, suy thận, giãn tĩnh mạch, căng thẳng, stress, nghiện rượu, hút thuốc lá,…
Điều trị rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?
Rối loạn tuần hoàn não ở mức độ nhẹ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh. Nếu tiến triển nặng hơn, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng như: nói lắp, mất trí nhớ, tâm thần không ổn định, thậm chí là đột quỵ.
Để điều trị rối loạn tuần hoàn não, chúng ta có những cách sau đây:
Dùng thuốc điều trị triệu chứng
- Piracetam, stugeron,...giúp giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn máu não.
- Tanganil, sibelium giúp giảm đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Các thuốc đông y có tác dụng hoạt huyết.
Điều trị nguyên nhân
Mỗi nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não sẽ có một cách điều trị khác nhau. Ví dụ, nếu bị rối loạn tuần hoàn não do xơ vữa động mạch cảnh, người bệnh có thể cần phải can thiệp đặt stent, hoặc phẫu thuật động mạch cảnh.
Đặt stent giúp cải thiện tình trạng hẹp động mạch cảnh do xơ vữa
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được điều trị các yếu tố nguy cơ mắc kèm như huyết áp cao, tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa lipid máu,... Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng là điều rất cần thiết trong quá trình điều trị rối loạn tuần hoàn não.
Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?
Như đã nhắc đến, bất kỳ ai cũng có thể mắc rối loạn tuần hoàn não. Do đó, để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý này, bạn hãy thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Giữ thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau củ, chất xơ, hạn chế chất béo động vật, tinh bột, đường, đồ ngọt,...
- Người có thể trạng gầy, hấp thu kém, phụ nữ thì cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12,...
- Chơi thể thao, hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.
- Nghỉ ngơi mỗi 10 phút sau khi làm việc trí óc 2 tiếng; thay đổi tư thế ngồi sau 1 tiếng làm việc, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu, mang vác nặng,...
- Giữ thái độ sống lạc quan, vui vẻ, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Không uống rượu, bia, và bỏ thuốc lá.
- Đối với người có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu thì cần đi khám định kỳ, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để hạ đường huyết, mỡ máu, ổn định huyết áp.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa tình trạng rối loạn tuần hoàn não. Nếu bạn đang tìm các giải pháp để giúp kiểm soát đường huyết, mỡ máu, hay muốn bỏ thuốc lá,..., hãy liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được tư vấn cụ thể nhé!
XEM THÊM:
- https://songkhoe.co/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-dinh-nghia-nguyen-nhan-cach-dieu-tri
- https://songkhoe.co/con-ca-da-cuu-hang-ngan-nguoi-dan-campuchia-khoi-tinh-trang-thieu-mau-thieu-sat