Nhiễm trùng máu - Một vấn đề đặc biệt nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Sự nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chúng ta và gây bệnh. Về mặt tích cực, việc nhiễm khuẩn giúp hệ miễn dịch của cơ thể được rèn luyện thường xuyên. Về mặt tiêu cực, nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần, hoặc kéo dài có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm, trong đó phải kể đến là nhiễm trùng máu. Ở bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng máu nhé!

 

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu - Một vấn đề đặc biệt nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng

 

Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu là gì?

   Ở trạng thái bình thường, máu của chúng ta là môi trường hoàn toàn vô khuẩn. Nhiễm trùng máu (hay nhiễm khuẩn huyết) có thể hiểu đơn giản là tình trạng xảy ra khi các loại vi sinh vật hiện diện trong máu, kích thích một loạt các phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

   Nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng máu là do các loại vi khuẩn như: Salmonella, E. coli, Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu vàng, liên cầu, não mô cầu, phế cầu,... Một số ít là do virus  hoặc nấm Candida, Trichosporon asahii.

   Trên thực tế, mọi tình trạng nhiễm trùng đều có thể dẫn đến việc vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, các trường hợp có nguy cơ cao nhất phải kể đến là:

  • Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở nhu mô phổi, bao gồm túi phế nang, ống phế nang, phế nang, tiểu phế quản và tổ chức khác, ví dụ như mắc phổi tắc nghẽn mãn tính COPD,...
  • Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm khuẩn mô mềm cấp tính xảy ra ở các lớp sâu của da, thường là do Streptococcus hoặc Staphylococci gây ra.
  • Nhiễm trùng ổ bụng như: viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật, áp xe lách, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, biến chứng thủng đại tràng do viêm loét đại tràng mãn tính,...
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mãn tính, tái phát nhiều lần ở người bệnh bị sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt,...
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng não mủ, viêm màng não mãn tính, viêm não, áp xe não do liên cầu/ tụ cầu, viêm não - màng não do amip,...

    Nguy cơ nhiễm trùng máu sẽ tăng lên ở những trẻ sinh non hay người cao tuổi,  người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (do HIV/AIDS, tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép, xạ trị, hóa trị,...), mắc bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, suy thận mãn, nghiện rượu, bệnh máu ác tính, đặt ống nội khí quản, có chấn thương nghiêm trọng,...

   Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh tràn lan tạo ra nhiều loại vi khuẩn đa kháng, siêu kháng thuốc,... cũng là một yếu tố khiến tình trạng nhiễm trùng máu xảy ra nhiều và khó điều trị hơn.

 

thuốc ức chế miễn dịch

Người dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ nhiễm trùng máu cao hơn

 

Nhiễm trùng máu có thể gây ra vấn đề gì?

   Khi phát hiện vi khuẩn xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu thực hiện công việc tìm kiếm, bắt giữ và tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng. Trong quá trình này, các loại vi khuẩn có thể trực tiếp giải phóng ra các loại độc tố vào máu. Hệ miễn dịch cũng giải phóng ra những chất trung gian miễn dịch và kích hoạt phản ứng viêm toàn thân.

   Mức độ nguy hiểm của việc nhiễm trùng máu phụ thuộc vào độc lực của từng loại vi sinh vật và mức độ phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Những loại vi sinh vật có độc lực càng mạnh, thì càng gây ra phản ứng mãnh liệt, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô và cơ quan trong cơ thể, thậm chí là dẫn đến tử vong.

   Các biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng máu có thể kể đến như:

  • Sốc nhiễm trùng khiến người bệnh khó thở nặng, tăng nhịp tim, rối loạn tâm thần,... Đây là một biến chứng rất nặng và đặc biệt nghiêm trọng, có tỷ lệ tử vong cao (từ 20 - 50%), nhất là với người già, và trẻ nhỏ.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp do thâm nhiễm phổi lan tỏa, khiến lượng oxy trong máu sụt giảm nhanh chóng, có nguy cơ tử vong lên đến 45%.  
  • Rối loạn đông máu do sụt giảm các yếu tố đông máu, có thể dẫn đến trụy mạch, và gây tử vong rất nhanh.
  • Suy đa tạng do độc tố và chất trung gian miễn dịch làm tổn thương cùng lúc các hệ cơ quan như tim, gan, thận, não,... Chức năng của các cơ quan này không thể phục hồi, và cuối cùng là dẫn đến tử vong.

    Hiện nay, nhiễm trùng máu vẫn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm, có hàng chục triệu người phải nhập viện điều trị, hàng triệu trẻ em và người lớn tử vong vì nhiễm trùng máu.

 

Phòng ngừa nhiễm trùng máu bằng cách nào?

   Những biện pháp giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ nhiễm trùng máu có thể kể đến như:

  • Nếu gặp vết thương hở nghiêm trọng, chảy nhiều máu (như bị bỏng, chấn thương,...), thì nên tiến hàng sơ cứu, cầm máu, và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý, chống nhiễm trùng.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, uống đúng liệu trình, không ngừng quá sớm hoặc uống kéo dài.
  • Tiêm phòng vacxin phòng phế cầu, não mô cầu, Haemophilus Influenzae type b, viêm màng não,...
  • Người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm soát tốt đường huyết, bằng cách uống thuốc, ăn kiêng, vận động và dùng sản phẩm BoniDiabet +.
  • Người dễ mắc viêm đường tiết niệu nên giữ vệ sinh, uống nhiều nước. Trong trường hợp viêm đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniMen giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, stress để tránh làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Không uống rượu, bia hay hút thuốc lá.
  • Giữ vệ sinh bằng cách tắm, rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt, selen, vitamin A, C, E,... Các loại thực phẩm này có thể kể đến như: Trái cây họ cam quýt, đu đủ, hạnh nhân, kiwi, cải bruxen, táo, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, trà xanh, cá béo, thịt bò, nấm,...
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng cách ăn nhiều chất xơ, sử dụng chất xơ hòa tan, ăn thực phẩm chứa lợi khuẩn (như dưa bắp cải, kim chi, nấm sữa kefir, sữa chua Hy Lạp,...), hay sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn như BoniBaio + (cho người lớn), và BoniKiddy + (cho trẻ em).
  • Tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng sớm để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D - một loại vitamin giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp, và cả sốc nhiễm trùng.

 

Nấm sữa kefir

Nấm sữa kefir chứa rất nhiều lợi khuẩn đường ruột

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về mức độ nguy hiểm, cũng như cách phòng ngừa nhiễm trùng máu. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thủng đại tràng do viêm loét đại tràng

Bệnh nhân viêm loét đại tràng bị thủng đại tràng do các vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến thủng.

Suy thận mạn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay để biết được suy thận mạn là bệnh gì, nó nguy hiểm đến mức nào, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh… nhé!

Viêm đại tràng giả mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra, nguyên nhân chính là do sử dụng kháng sinh.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Nếu bạn đang muốn biết, những viên sỏi nhỏ bé trong bệnh sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đáp án chính xác và đưa ra giải pháp đơn giản, hiệu quả
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà